Phân vùng địa chất theo thuật toán đa dấu hiệu trường dị thường trọng lực khu vực trung tâm Việt Nam
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Trường Đại học Địa chất Thăm dò mang tên Sergo Ordzhonikidze, Moscow, Liên bang Nga
3 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bughe gravitational anomaly, COSCAD-3D, Multi-sign method, Statistical probability, Two dimensional filtering.
- Nhận bài: 11-05-2021
- Sửa xong: 16-08-2021
- Chấp nhận: 15-09-2021
- Ngày đăng: 31-10-2021
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu ứng dụng tổ hợp phương pháp xác suất-thống kê, tương quan phổ mật độ năng lượng, lọc hai chiều trong cửa sổ trượt dạng động, gradient ngang đầy đủ và phương pháp truy tìm trục dị thường để xử lý, luận giải tài liệu trường dị thường trọng lực Bughe khu vực trung tâm Việt Nam. Kết quả tính toán đã phản ánh tính năng ưu việt của bộ lọc hai chiều trong cửa sổ trượt dạng động so với các bộ lọc sử dụng hình dạng cửa sổ cố định trên phần mềm Geosoft, phần mềm GMT. Theo các thuộc tính vật lý của trường đã phân loại khu vực nghiên cứu thành 13 lớp đồng nhất, kết quả này phù hợp với tài liệu địa chất- kiến tạo trong khu vực. Phía bắc và phía đông bắc các lớp đất đá bình ổn được đặc trưng bởi các lớp đồng nhất kéo dài theo phương tây bắc – đông nam. Phía nam và phía tây nam có các hoạt động kiến tạo phức tạp, được đặc trưng bởi các lớp đất đá có mật độ cao chồng lên các lớp đất đá có mật độ thấp theo từng dải đứt đoạn có phương phát triển khác nhau. Những dấu hiệu này cho thấy vị trí tiềm năng của các mỏ khoáng sản ẩn sâu có nguồn gốc magma ở khu vực trung tâm Việt Nam.
Blakely, R. J., (1996). Potential theory in gravity and magnetic application. Cambridge University Press, 197 pages.
Geosoft, (2008). Ver. 7.01: Manuals, Tutorials, and Technical Notes. Geosoft inc.
Hai Thanh Tran, Khin Zaw, Jacqueline A. Halpin, Takayuki Manaka, Sebastien Meffre, Chun-Kit Lai, Youjin Lee, Hai Van Le, Sang Dinh, (2014). The Tam Ky- Phuoc Son shear zone in central Vietnam: Tectonic and metallogrnic implications. Gondwana Research 26, 144-164.
https://topex.ucsd.edu/cgi-bin/get_data.cgi.
http://www.coscad3d.ru/index.php.
http://www.agu.org/eos_elec/95154e.html
Nikitin D.S., Gorskikh P.P., Khutorkoy M.D, Ivanov D.A., (2017). Phân tích và mô hình số các dòng tiềm năng ở phía đông bắc của biển Barents, Nga. Khoa học trái đất, UDK 550.361, số 1 (30), trang 6-15.
Nikitin. D. S., Ivanov D. A., (2018). Sự phân vùng tổ hợp cấu trúc-kiến tạo khu vực đông bắc của thềm biển Barents, Nga. Georesources, UDK 550.8, số 4, trang 404 - 412.
Nikitin A. A., Petrov A. V., (2017). Cơ sở lý thuyết về xử lý thông tin địa vật lý. Tái bản lần thứ 4. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật. Matxcova, Nga, 127 trang.
Nguyễn Trường Lưu, (2000). Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1: 50.000 và đo trọng lực tỷ lệ 1: 100.000 khu vực miền Trung Việt Nam. Trung tâm thông tin, lưu trữ địa chất, Hà Nội.
Nguyễn Trường Lưu, (2014). Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 và đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:100.000 vùng Nam Pleiku. Trung tâm thông tin, lưu trữ địa chất, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Sơn, (2000). Kết quả bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1: 50.000 và đo vùng Kon Tum. Trung tâm thông tin, lưu trữ địa chất, Hà Nội.
Nguyen Nhu Trung, Phan Thị Hong, Bui Van Nam, Nguyen Thi Thu Huong, Tran Trong Lap, (2018). Moho depth of the northerm Vietnam and Gulf of Tonkin from 3D inverse interpretation of gravity anomaly data. Journal of geophysics and Engineering, 1651-1662.
Petrov A.V., Yudin D.B., Soeli Hou, (2010). Xử lý và giải thích dữ liệu địa vật lý bằng phương pháp tiếp cận xác suất-thống kê sử dụng công nghệ máy tính "KOSKAD 3D". Khoa học trái đất. UDK 551-214, số 2, trang126-132.
Petrov A.V., (2018). Các quy trình thích ứng xử lý diễn giải các trường địa lý không cố định trong công nghệ máy tính "KOSKAD-3D". Hội nghị khoa học quốc tế, 01-02 tháng 4, MGRI-RGRU, Moscow, Nga, trang 418-420.
Quyen Minh Nguyen, Quinglai Feng, Jian-Wei Zi, Tianyu Zhao, Hai Thanh Tran, Thanh Xuan Ngo, Dung My Tran, Hung Quoc Nguyen, (2019). Cambrian intra-oceanic arc trondhjemite and tonalite in the Tam Ky – Phuoc Son Suture zone, central Vietnam: Implications for the early Paleozoic assembly of the Indochina block. Gondwanna Research 70, 151-170.
Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Bao, (2008). Bản đồ cấu trúc địa chất tỷ lệ 1:500.000 khu vực miền Trung Việt Nam. Trung tâm thông tin, lưu trữ địa chất, Hà Nội.
Các bài báo khác