Biến đổi nguồn và đặc tính trầm tích tại lô 09 - 1 bồn trũng Cửu Long: Ý nghĩa của chúng trong đánh giá chất lượng đá chứa tuổi Oligocen - Miocen

  • Cơ quan:

    1 Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    2 Viện Dầu khí Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện Dầu khí Việt Nam, TP. Hồ Ch Minh, Việt Nam
    4 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 04-06-2021
  • Sửa xong: 31-08-2021
  • Chấp nhận: 29-09-2021
  • Ngày đăng: 31-10-2021
Trang: 29 - 42
Lượt xem: 2276
Lượt tải: 918
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 91
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bể Cửu Long là một trong số các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Việt Nam có nhiều tiềm năng dầu khí. Bên cạnh đối tượng đá chứa là đá móng granit nứt nẻ thì các thân cát tuổi Oligocen - Miocen được cho là có nhiều triển vọng để hình thành các bẫy phi cấu tạo. Kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt trầm tích tại các giếng khoan “X” và “Y”, lô 09 - 1 bể Cửu long cho thấy, có sự khác nhau rõ rệt trong cát kết tuổi Oligocen muộn và Miocen sớm ở giếng khoan “X”, cụ thể là cát kết Miocen có kích thước hạt trung bình, độ mài tròn, độ chọn lọc (TB: 434,2; Ro: 0,69; So: 2,22) cao hơn so với cát kết Oligocen muộn (TB: 104,28; Ro: 0,64; So: 1,46). Sự khác biệt này được cho là tập cát kết Miocen bị ảnh hưởng của môi trường biển làm gia tăng khả năng mài tròn, chọn lọc của trầm tích. Trong khi đó, giếng khoan “Y” không cho thấy nhiều sự khác biệt về các tham số vật lý trầm tích giữa hai khoảng tuổi Oligocen muộn và Miocen sớm. Tuy nhiên, kích thước hạt có tăng lên chút ít và độ mài tròn kém hơn trong trầm tích Miocen sớm. Có thể giếng khoan “Y” được đặt ở vị trí gần nguồn địa phương hơn. Sự khác nhau về thông số độ hạt, tỉ lệ thành phần mảnh vụn và khoáng vật sét cho thấy chất lượng đá chứa Oligocen muộn tốt hơn so với đá chứa Miocen sớm và giếng khoan “X” có chất lượng đá chứa tốt hơn so với giếng khoan “Y”.

Trích dẫn
Nguyễn Lâm Anh, Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Văn Long, Bùi Việt Dũng, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Thị Ngọc Phương, Nguyễn Tấn Triệu và Trịnh Thanh Trung, 2021. Biến đổi nguồn và đặc tính trầm tích tại lô 09 - 1 bồn trũng Cửu Long: Ý nghĩa của chúng trong đánh giá chất lượng đá chứa tuổi Oligocen - Miocen, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5, tr. 29-42.
Tài liệu tham khảo

Blott, S. J., K. Pye, (2001). Gradistat: A grain size distribution and statistics package for the analysis of unconsolidated sediments. Earth Surf. Process. Landforms 26. 1237 - 1248.

Dickinson, W. R., C. A. Suczek, (1979). Plate tectonics and sandstone compositions. American Association of Petroleum Geologists Bulletin 63. 2164 - 2184.

Dickinson, W. R., L. S. Beard, G. R. Brakenrige, J. L. Erjavec, R. C. Ferguson, K. F. Inman, K. R.A., F. A. Lindberg, P. T. Ryberg, (1983). Provenance of North American Phanerozoic sandstone in relation to tectonic setting. Geol, Soc. America Bull 94: 222 - 235.

Đỗ Bạt, Nguyễn Địch Dỹ, Phan Huy Quynh, Phạm Hồng Quế, Nguyễn Quý Hùng, Đỗ Việt Hiếu và Chu Đức Quang, (2019). Địa tầng các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam. Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 161 - 208.

Folk, R. L., (1954). The distinction between grain size and mineral composition in sedimentary - rock nomenclature.Journal of Geology 62. 334 - 359.

Folk, R. L., W. C. Ward, (1957). Brazos River bar: a study in the significance of grain size parameters. Journal of Sedimentary Petrology 27. 3 - 26.

Hoàng Ngọc Đông, (2012). Đặc điểm địa chất - kiến tạo phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ Eocen - Oligocen. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Lê Văn Cự, Hoàng Ngọc Đang, Trần Văn Trị và Nguyễn Quang Tuấn, (2019). Cơ chế hình thành và các kiểu bể trầm tích Kainozoi Việt Nam. Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 128 - 160.

Nguyễn Hoài Chung, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thanh Tuyến, Mai Hoàng Đảm, Nguyễn Văn Sử, Bùi Thị Ngọc Phương, Nguyễn Tấn Triệu, Phạm Thị Toan và Lê Thị Việt Phương, (2019a). Báo cáo phân tích cổ sinh địa tầng giếng khoan R - 55. Thành phố Hồ Chí Minh. VPI - Lab. Viện Dầu khí Việt Nam. 63.

Nguyễn Hoài Chung, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thanh Tuyến, Mai Hoàng Đảm, Nguyễn Văn Sử, Bùi Thị Ngọc Phương, Nguyễn Tấn Triệu, Phạm Thị Toan và Lê Thị Việt Phương, (2019b). Báo cáo phân tích cổ sinh địa tầng giếng khoan R - 60. Thành phố Hồ Chí Minh. VPI - Lab. Viện Dầu khí Việt Nam. 71.

Schmidt, W. S., H. H. Bui, J. W. Handschya, T. H. Vu, X. C. Trinh, T. T. Nguyen (2019). Tectonic evolution and regional setting of the Cuu Long Basin, Vietnam. Tectonophysics 757. 36 - 57.

Tạ Thị Thu Hoài and Phạm Huy Long (2009). Các giai đoạn biến dạng ở bồn trũng Cửu Long. Tạp chí Phát triển Khoa học and Công nghệ 12. 110 - 116.

Trần Lê Đông, Phùng Đắc Hải và Đỗ Quang Đối (2019). Bể trầm tích Cửu Long và tiềm năng dầu khí. Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 318 - 389.

Vietnam Petroleum Institute (2011).   Cuu Long Basin in Overview of Petroleum Basins in Vietnam (Internal report). Vietnam Petroleum Institute. 1-66.

Các bài báo khác