Xây dựng biên dạng cam tịnh tiến và hành trình cơ cấu tay quay con trượt dùng truyền động cho máy mài lưỡi cưa vòng tự động
- Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn *, Lê Thị Hồng Thắng, Đoàn Văn Giáp
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 02-04-2021
- Sửa xong: 05-07-2021
- Chấp nhận: 01-08-2021
- Ngày đăng: 31-08-2021
- Lĩnh vực: Mỏ
Tóm tắt:
Cơ cấu cam kết hợp với tay quay con trượt được sử dụng để truyền động cho cơ cấu đẩy lưỡi cưa và di chuyển đá mài máy mài lưỡi cưa vòng tự động. Chuyển động của cơ cấu này phải đảm bảo kết hợp hài hòa với nhau để tránh va đập cũng như tải trọng động va đập xuất hiện trên bề mặt cam và con lăn. Để xác định các thông số của cơ cấu, có thể sử dụng phương pháp hình học, mô phỏng mô hình 3D hoặc phương pháp giải tích. Phương pháp hình học tiến hành thủ công, tốn nhiều thời gian thiết kế. Phương pháp xây dựng mô hình mô phỏng 3D thường áp dụng khi có kích thước của cơ cấu hoặc kích thước sơ bộ. Khi thay đổi các thông số hình học của cơ cấu cần phải xây dựng lại mô hình mới. Do đó tính linh hoạt chưa cao và tốn nhiều thời gian xây dựng mô hình. Để thiết kế cơ cấu cam kết hợp với tay quay con trượt một cách linh hoạt khi thay đổi các thông số đầu vào, bài báo sử dụng phương pháp giải tích. Bằng việc thiết lập các công thức toán học và ứng dụng phần mềm Mathcad cho phép xác định nhanh chóng thay đổi các thông số ban đầu của bài toán, đánh giá được thay đổi của chúng đến hành trình, biên dạng cơ cấu. Đồng thời, các đồ thị biểu diễn hành trình, vận tốc, gia tốc cơ cấu cam cho phép thiết kế đánh giá, lựa chọn các thông số phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho phép xác định biên dạng cam tịnh tiến cho máy mài.
Các bài báo khác