Đặc điểm địa mạo khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông

  • Cơ quan:

    1 Tổng hội Địa chất Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-03-2021
  • Sửa xong: 28-06-2021
  • Chấp nhận: 28-07-2021
  • Ngày đăng: 31-08-2021
Trang: 29 - 37
Lượt xem: 2309
Lượt tải: 1039
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 103
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đặc điểm địa mạo tây nam trũng sâu Biển Đông, được các tác giả làm sáng tỏ trên cơ sở phân chia ra các bề mặt đồng nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông có 16 đơn vị địa mạo, bao gồm: Bề mặt nằm ngang, hơi nghiêng, tích tụ thềm lục địa, độ sâu 200÷300 m; Bề mặt hơi nghiêng lượn sóng tích tụ thềm ngoài lục địa, độ sâu 300÷700 m; Bề mặt nằm ngang, mài mòn, độ sâu 500÷700 m (Gaiot); Bề mặt nằm ngang mài mòn (Gaiot), độ sâu 1.300÷1.600 m; Bề mặt nằm ngang mài mòn (Gaiot), độ sâu -2.000 m; Bề mặt đỉnh núi lửa cổ phân bố trên các độ sâu khác nhau; Bề mặt núi lửa trẻ, độ sâu 1.200÷3.000 m; Bề mặt đồng bằng lượn sóng, tích tụ, chân lục địa, độ sâu 1.100÷1.800 m; Bề mặt đồng bằng vận chuyển - tích tụ thoải đều, độ sâu 1.100÷2.300 m; Bề mặt đồng bằng thoải đều vận chuyển tích tụ, độ sâu 2.300÷3.000 m; Bề mặt đồng bằng bị phân dị bởi các đồi núi ngầm phía bắc, độ sâu 2.000÷2.600 m; Bề mặt đồng bằng bị chia cắt mạnh của các dãy núi ngầm, độ sâu 1.700÷2.600 m; Bề mặt trũng sâu tách giãn; Bề mặt sườn dốc kiến tạo, sườn lục địa, độ sâu 800÷1.400 m; Bề mặt sườn dốc của dãy núi ngầm tây bắc, độ sâu 1.800÷2.600 m; Bề mặt sườn dốc của dãy núi ngầm đông nam, độ sâu 2.000÷2.900 m. Dựa trên các đặc điểm địa mạo kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và phân tích mẫu của khu vực nghiên cứu, các tác giả chỉ ra những khu vực có triển vọng kết hạch, kết vỏ Fe - Mn, cụ thể là: các Gaiot, bề mặt núi lửa trẻ có triển vọng về vỏ Fe - Mn, còn trũng sâu tách giãn là có khả năng tích tụ kết hạch Fe - Mn.

Trích dẫn
Đặng Văn Bát, Ngô Thị Kim Chi, Phan Văn Bình, Nguyễn Hữu Hiệp, Bùi Vinh Hậu và Bùi Thị Thu Hiền, 2021. Đặc điểm địa mạo khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 4, tr. 29-37.
Tài liệu tham khảo

Đặng Văn Bát (cb), (2004). Đặc điểm địa hình, địa mạo đáy biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000. Đề tài Khoa học Công nghệ, Liên đoàn Địa chất biển.

Đặng Văn Bát, (2007). Các cấu trúc hình thái bể Nam Côn Sơn. Tạp chí Địa chất loạt A, số 299 (3-4.2007), 25 - 30.

Ngô Thị Kim Chi, (2020). Các đơn vị kiến trúc-hình thái khu vực Tây Nam trũng sâu Biển Đông. Tuyển tập Hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững năm 2020, 21-26.

Lan Chi, (2020). Ứng dụng phương pháp nghiên cứu địa mạo đáy biển để dự báo tiềm năng khoáng sản. Tài nguyên và Môi trường. Báo điện tử của Bộ tài nguyên và Môi trường, 29- 9-2020.

Geraximov I. P., (1946). Kinh nghiệm lý giải địa mạo cho sơ đồ chung của cấu trúc địa chất Liên Xô. Những vấn đề của địa lý tự nhiên. Nhà xuất bản Viện Hàn lâm Liên Xô, , tập 12, Moxkva (bản Tiếng Nga).

Nguyễn Hiệp, (2019). Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Bùi Công Quế, Phùng Văn Phách, (2001). Về những yếu tố cấu trúc kiến tạo chính trên vùng biển Việt Nam và kế cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 4-2001, 1-13.

Phạm Như Sang, (2020). Đặc điểm nguồn gốc trầm tích khu vực Tây Nam biển Đông. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, tập 61, Kỳ 5 (2020)

Nguyễn Thị Anh Thơ, (2008). Các phương pháp nghiên cứu môi trường trầm tích Oligocene muộn ở bồn trũng Nam Côn Sơn. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Số 21(01), 58 - 64.

Nguyễn Thế Tiệp, (2010). Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (>200 m nước) Nam Việt Nam là cơ sở khoa học để tìm kiếm Tài nguyên khoáng sản liên quan. Đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KC09 - 18/06 - 10.

Nguyễn Trọng Tín, (2010). Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính-Vũng Mây. Đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KC 09.25/06-10.

Các bài báo khác