Đặc điểm quặng hóa và tiềm năng tài nguyên vàng gốc khu vực Tương Dương, Nghệ An

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, Nghệ An, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 04-02-2021
  • Sửa xong: 09-05-2021
  • Chấp nhận: 01-06-2021
  • Ngày đăng: 20-07-2021
Trang: 30 - 40
Lượt xem: 2741
Lượt tải: 1135
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 112
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Tương Dương, Nghệ An được đánh giá có triển vọng về quặng vàng gốc với nhiều điểm quặng đã được phát hiện như Yên Na - Yên Tĩnh, Bản Bón, Xiềng Líp, Na Khóm. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây kết hợp với kết quả phân tích bổ sung 15 mẫu thạch học lát mỏng, 10 mẫu khoáng tướng, 02 mẫu SEM và 05 mẫu ICP - MS cho thấy, quặng vàng gốc trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình, thuộc kiểu thành hệ thạch anh - sulphur - vàng. Hàm lượng vàng trong các thân quặng có giá trị từ trung bình đến cao, với hàm lượng trung bình thay đổi từ 0,8÷6,55 (g/T). Kết quả nghiên cứu cho thấy, một bức tranh tổng quan về triển vọng vàng gốc và được dùng như cơ sở cho lựa chọn các diện tích có triển vọng quặng Au khu vực Tương Dương, Nghệ An. Áp dụng phương pháp tính thẳng theo thông số quặng hóa và phương pháp Huvơ cho thấy, khu vực Tương Dương có tiềm năng tài nguyên vàng gốc đạt khoảng 2,21 tấn.

Trích dẫn
Khương Thế Hùng và Hà Trí Dũng, 2021. Đặc điểm quặng hóa và tiềm năng tài nguyên vàng gốc khu vực Tương Dương, Nghệ An, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 3b, tr. 30-40.
Tài liệu tham khảo

Hồ Duy Thanh (1988). Báo cáo kết quả tìm kiếm khoáng sản vàng tỷ lệ 1:50.000 vùng Yên Na, Nghệ Tĩnh. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 

Khương Thế Hùng, Lê Đỗ Trí, Nguyễn Văn Lâm và Trần Ngọc Thái, (2017). Ứng dụng bài toán thông tin logic kết hợp phương pháp toán thống kê để dự báo tài nguyên, trữ lượng kaolin nguồn gốc nhiệt dịch biến chất trao đổi vùng đông bắc Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58 (1), 16 - 23.

Lê Như Lợi (2010). Báo cáo kết quả thăm dò vàng gốc khu Bản Bón, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 

Nguyễn Hữa Bốn (1994). Báo cáo kết quả tìm kiếm vàng tỷ lệ 1:25.000 dọc sông Cả vùng Con Cuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 

Nguyễn Văn Hoành (1994). Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ Địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 Tờ Xiêng Khoảng - Tương Dương. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

Nguyễn Văn Học, Nguyễn Chiến Đông, (2014). Nghiên cứu sinh khoáng và phân vùng triển vọng khoáng sản vòm nâng Phu Hoạt. Viện Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.

Trần Toàn (1998). Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tương Dương. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

Trần Văn Thụ (2010). Báo cáo kết quả thăm dò vàng gốc khu Yên Na - Yên Tĩnh thuộc xã Yên Na - Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 

Trần Văn Trị, Vũ Khúc (chủ biên), (2009). Địa chất và tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội, 589 trang

Các bài báo khác