Những thách thức và cơ hội phát triển của ngành Tuyển khoáng Việt Nam trong thế kỷ XXI

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-02-2021
  • Sửa xong: 19-05-2021
  • Chấp nhận: 19-06-2021
  • Ngày đăng: 20-07-2021
Trang: 1 - 8
Lượt xem: 2833
Lượt tải: 1179
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 117
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện nay, ngành công nghiệp tuyển và chế biến khoáng sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có cơ hội tốt để phát triển. Các nhà máy tuyển khoáng cần có những cải tiến đột phá về thiết kế, công nghệ và thiết bị, để đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại mới. Những thách thức này, buộc các nhà hoạt động trong lĩnh vực tuyển và chế biến khoáng sản không ngừng nỗ lực nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tối ưu cải thiện hoạt động của nhà máy nhằm đảm bảo các yêu cầu về: an toàn, nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Cụ thể, một số vấn đề cấp bách cần phải giải quyết là: năng lực và chất lượng của lực lượng lao động, xử lý đuôi thải , vấn đề tuyển quặng xâm nhiễm mịn và khó tuyển, tăng thực thu và thu hồi tối đa các khoáng vật có ích, các vấn đề môi trường, giám sát và kiểm soát mức độ an toàn tại nơi làm việc, tối đa hiệu quả sản xuất và giảm chi phí vận hành. Báo cáo này trình bày và phân tích về những thách thức chính mà ngành Tuyển khoáng Việt Nam đang phải đối mặt, nhằm giúp các chuyên gia và các nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực tuyển và chế biến khoáng sản đưa ra các phương hướng hành động; khởi xướng các nghiên cứu thích hợp và cải tiến phương pháp quản lý, nhằm giúp các nhà máy tuyển nâng cao hiệu quả tuyển và thu hồi các chất có ích, giảm giá thành tuyển, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Trích dẫn
Phạm Văn Luận, 2021. Những thách thức và cơ hội phát triển của ngành Tuyển khoáng Việt Nam trong thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 3b, tr. 1-8.
Tài liệu tham khảo

Http://vampro.vn/uploads/Tuyen%20cromit%20Co%20dinh.pdf

Https://www.epa.gov/sites/production/files/2014-08/documents/vietnam_country_ presentation_2_prof_hai.pdf.

Http://consosukien.vn/ra-c-tha-i-die-n-tu-mo-i-lo-nga-i-toa-n-ca-u.htm

Https://plo.vn/do-thi/moi-truong/tphcm-can-siet-chat-xu-ly-rac-thai-dien-tu-945794.htm

Lê Việt Hà, (2018). Nghiên cứu tuyểnquặng Cromit Cổ Định - Thanh Hóa cỡ hạt mịn bằng thiết bị tuyểnsiêu trọng lực Knelson và bàn đãi bùn. Đề tài cấp cơ sở, MS T18 - 03, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Lý Xuân Tuyên, (2018). Kết quả nghiên cứu thay thế máy tuyển nổi cũ bằng máy tuyển nổi cơ giới - khí nén tự tràn tại nhà máy tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai. Hội nghị ERSD. Tr 258 - 264. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

Naoto Yamagishi, (2010). Báo cáo nghiên cứu khả thi của thân quạng F3, Đông Pao, Lai Châu. Công ty Toyota Tsusho, Công ty Sojit.

Nguyễn Ngọc Anh, (1983). Báo cáo tìm kiếm - thăm dò sơ bộ mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe. Đoàn

Các bài báo khác