Nghiên cứu lựa chọn sỏi chèn và phương pháp thi công chèn sỏi nhằm kiểm soát cát trong khai thác dầu khí tại mỏ Sông Đốc

  • Cơ quan:

    1 Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 07-02-2021
  • Sửa xong: 26-05-2021
  • Chấp nhận: 16-06-2021
  • Ngày đăng: 10-07-2021
Trang: 48 - 56
Lượt xem: 2461
Lượt tải: 1029
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 102
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Công nghệ kiểm soát cát sử dụng sỏi chèn là phương pháp đáng tin cậy, hiệu quả và vẫn đang sử dụng rộng rãi trên thế giới. Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong phương pháp này là việc lựa chọn kích thước sỏi chèn phù hợp với tính chất hóa lý và kích thước hạt mịn của tầng khai thác cũng như phương pháp thi công phù hợp. Đối với từng điều kiện mỏ khác nhau, việc lựa chọn loại sỏi chèn và phương pháp thi công chèn sỏi gặp nhiều khó khăn và là thách thức lớn đối với các kỹ sư và các nhà quản lý. Các giếng dầu tại mỏ Sông Đốc đang được khai thác trong các địa tầng Mioxen và Oligoxen với hàm lượng cát cao và đã gặp phải tình trạng tắc nghẽn do cát xâm nhập. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn loại sỏi chèn và phương pháp thi công tại thời điểm này là cấp thiết và thời sự. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích lý thuyếtcác phương pháp chèn sỏi nhằm đưa ra ưu và nhược điểm của công nghệ chèn sỏi cũng như phương pháp thi công tương ứng chúng. Dựa trên điều kiện thực tế và đặc thù của các giếng khai thác dầu cũng như trang thiết bị sẵn có tại mỏ Sông Đốc, nhóm tác giả nhận thấy, phương pháp thi công chèn sỏi sử dụng cáp tời với công nghệ vent screen là phù hợp nhất dựa trên việc sử dụng phần mềm chạy mô phỏng giếng khai thác với các phương pháp khác nhau. Phương pháp được nhóm tác giả đề xuất đảm bảo kiểm soát cát tốt nhất với chi phí thấp nhất.

Trích dẫn
Trần Anh Quân, Nguyễn Hải An, Nguyễn Thế Vinh và Nguyễn Tiến Hùng, 2021. Nghiên cứu lựa chọn sỏi chèn và phương pháp thi công chèn sỏi nhằm kiểm soát cát trong khai thác dầu khí tại mỏ Sông Đốc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 3a, tr. 48-56.
Tài liệu tham khảo

Bell Jr. PE. T. A., Martch Jr. W. E. and Morrison. D. W., (2001). Achieving High Rate Completions with Innovative Thru - Tubing Sand Control. SPE 68935, 56 - 62.

Carlson J, Gurley D, King G, Price - Smith C and Waters F, (1992). Sand control: Why and How?. Oilfield Review 4, No.4, 41 - 53.

Glenn C, Shurtz, Bob G, Comeaux, (1975). New Through - Tubing Gravel Pack Techniques. SPE - 5660, 92 - 98.

Heriot Watts University (2011). Production technology. Petroleum Institue, chapter 10, 826 pages.

Saucier R. J, (1974). Considerations in gravel pack design. SPE 4030, Journal of Petroleum Technology, 205 - 212.

Saebi S., Afendy M. N., Munoz I., Roslan M. R., Nazar M., Deris M. and Mohamad M. H., (2010). Rigless through - tubing gravel pack for sand control in Malaysia. World Oil, 95 - 102.

Trần Anh Quân, Nguyễn Hải An, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Tiến Hùng, (2020). Giải pháp tối ưu thiết bị lòng giếng nhằm ngăn ngừa và kiếm soát cát giếng Ngọc Hiền - 1p mỏ Sông Đốc, bể Malay - Thổ Chu. Hội nghị toàn quốc về Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 48 - 56..

Các bài báo khác