Nghiên cứu đặc điểm cố kết của đất yếu vùng ven biển Bắc Trung Bộ

  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 2Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam.

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-09-2020
  • Sửa xong: 19-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 116 - 122
Lượt xem: 2213
Lượt tải: 585
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 58
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các thông số cố kết của đất yếu đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán độ lún (ổn định, theo thời gian) và tính toán xử lý nền đất yếu bằng các giải pháp thoát nước thẳng đứng (khoảng cách, số lượng, thời gian xử lý). Trong nghiên cứu này, bằng các thí nghiệm nén cố kết ở trong phòng, các thông số cố kết của một số loại đất yếu vùng ven biển Bắc Trung Bộ được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số nén Cc có mối quan hệ chặt chẽ với độ ẩm, giới hạn chảy, khối lượng thể tích khô của đất. Hệ số cố kết thay đổi theo cấp áp lực tác dụng, ở giai đoạn quá cố kết (áp lực nhỏ hơn áp lực tiền cố kết) thì hệ số cố kết lớn. Ngược lại, ở giai đoạn cố kết thông thường (áp lực lớn hơn áp lực tiền cố kết) hệ số cố kết nhỏ. Áp lực tiền cố kết của đất có sự thay đổi theo chiều sâu trong phạm vi phân bố đất yếu.

Trích dẫn
Bùi Trường Sơn, Nguyễn Thị Nụ, Phạm Đức Thọ và Nguyễn Thành Dương, 2020. Nghiên cứu đặc điểm cố kết của đất yếu vùng ven biển Bắc Trung Bộ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 116-122.
Tài liệu tham khảo

Al-khafaji, A. W., Maillacheruvu, K. Y., Sainz, M., Neuman, R., (2015). Analysis of empirical compression index equations using the liquid limit. Implementing Innovative Ideas in Structural Engineering and Project Management.

Bo, M.W, Arulrajah, A., Sukmak, P., Horpibulsuk, S. (2015).  Mineralogy and geotechnical properties of Singapore marine clay at Changi. Soils and Foundations.55(3):600-613.

Bo, M.W, Choa, V., Chu, J., Arulrajah, A., Horpibulsuk, S. (2017). Laboratory Investigation on the Compressibility of Singapore Marine Clays. Marine Georesources and Geotechnology. Vol.35 (6).

Chu, J., Bo, M.W., Chang, M. F., and Choa,V., (2002). Consolidation and permeability properties of Singapore marine clay. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, Vol 128 (9), 724-732.

Giao, P.H. Hien, D.H, (2007). Geotechnical characteriztion of soft clay along a highway in the Red River Delta. J Lowl Technol Int 9, 18-27. 

Larsson, R. (1986). Consolidation of soft soil, Swedish Geotechnical Institute, Linkiiping, Report No.29.

Jain, V.K., Dixit, M., Chitra, Dr. R. (2015). Correlation of Plasticity Index and Compression Index of Soil. International Journal of Innovations in Engineering and Technology (IJIET). Volume 5 Issue 3 June 2015. 263-270.

Nguyễn Thị Nụ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Viết Tình (2011). Nghiên cứu xác định các thông số cố kết của đất sét (CL, CH) yếu amQ22-3 ở Sóc Trăng phục vụ cho việc tính lún và thiết kế xử lý nền đất yếu bằng các thiết bị tiêu thoát nước thẳng đứng. Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 35/07/2011,tr 32-39.

Nguyễn Thị Nụ (2014). Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ22-3 phân bố ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường. Luận án tiến sĩ địa chất, Hà Nội.

Nguyễn Thị Nụ, Bùi Trường Sơn, Lê Tiến Dũng (2020). Khả năng xử lý nền đất yếu đê chắn sóng cảng Chân Mây bằng phương pháp thay thế sử dụng đá mi. Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 61 (4),tr 75-85.

Nu, N.T and Thinh, P.T (2020). Soft soils in the Me Kong Delta of Vietnam. ActuAlscience. 4(1):24-31.

Các bài báo khác