Nghiên cứu tính chất cơ lý của bê tông cường độ cao sử dụng hỗn hợp phụ gia tro bay và silica fume phục vụ xây dựng công trình hạ tầng khu vực ven biển

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây Dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Việt Nam
    2 Bộ môn Công nghệ Bê tông và Chất kết dính, Trường Đại học Xây dựng Quốc gia Matxcova, Liên Bang Nga
    3 Phòng quản trị và xây dựng cơ bản, Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 14-10-2020
  • Sửa xong: 28-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 88 - 95
Lượt xem: 2851
Lượt tải: 673
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 66
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tính bền vững của các công trình xây dựng phụ thuộc rất lớn vào khả năng chống lại những tác nhân xâm thực vật lý và hóa học từ môi trường của bê tông và cốt thép. Trong đó bê tông cường độ cao với cấu trúc đặc chắc lớn, ít thấm cùng khả năng chống ăn mòn trong môi trường xâm thực, được ưu tiên sử dụng trong các công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo của Việt Nam. Bài báo này trình bày nghiên cứu về tính chất cơ lý của bê tông cường độ cao sử dụng hỗn hợp phụ gia tro bay và silica fume. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các mẫu bê tông cường độ cao chứa tro bay và silica fume với nhiều tỷ lệ phối trộn khác nhau đều có tính công tác tốt (độ xòe 390 ÷ 625 mm và độ sụt: 14÷20,5 cm) và cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày từ 47 MPa đến 75 MPa. Bên cạnh đó thời gian phá hoại mẫu trong thí nghiệm khả năng bảo vệ cốt thép theo tiêu chuẩn NT Build 356-2009 có thể đạt tới 85 ngày đối với mẫu có chứa 10% silica fume. Kết quả này cho thấy các loại bê tông cường độ cao chế tạo từ hỗn hợp phụ gia tro bay, silica fume và những loại vật liệu thông thường sẵn có ở trong nước có thể đáp ứng các yêu cầu để sử dụng trong các công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo.

Trích dẫn
Tăng Văn Lâm, Nguyễn Trọng Dũng, Đặng Văn Phi, Vũ Kim Diến và Nguyễn Văn Dương, 2020. Nghiên cứu tính chất cơ lý của bê tông cường độ cao sử dụng hỗn hợp phụ gia tro bay và silica fume phục vụ xây dựng công trình hạ tầng khu vực ven biển, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 88-95.
Tài liệu tham khảo

Đồng Kim Hạnh, Dương Thị Thanh Hiền, (2011). Tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép và giải pháp chống ăn mòn cho công trình bê tông cốt thép trong môi trường biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Viện KHTLVN, tr 44-49.

Nguyễn Thanh Bằng, (2011). Nguyên nhân gây xâm thực bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi – Giải pháp khắc phục phòng ngừa. Tạp chí Khoa học và công nghệ Thủy lợi, Viện KHTLVN, số 3, tr 56-60.

Phạm Văn Khoan, Nguyễn Nam Thắng, (2010). Tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép ở vùng biển Việt Nam và một số kinh nghiệm sử dụng chất ức chế ăn mòn canxi nitrít. Tạp chí Khoa học và công nghệ Xây dựng, Số 2, 2010.

Phạm Duy Hữu, Nguyễn Ngọc Long, Đào Văn Đông, Phạm Duy Anh, (2008). Bê tông cường độ cao và chất lượng cao. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Nguyễn Thị Thu Hương, (2014). Nghiên cứu đề xuất phương pháp thí nghiệm tính thấm nước phù hợp cho bê tông có độ bền cao. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Viện KHTLVN, số 47.

Nguyễn Mạnh Phát, (2007). Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông – bê tông cốt thép trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng.

Nguyễn Mạnh Tuấn, (2018). Sản xuất bê tông bền trong môi trường biển từ nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt nam, số 3, tr 26-28.

TCVN 2682 : 2009, (2009). Xi măng poóc lăng - yêu cầu kỹ thuật. 6 Tr.

TCVN 10302:2014, (2014). Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng”.

TCVN 7570:2006, (2006). Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. 6 Tr.

TCVN 4506:2012, (2012). Nước cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. 7tr.

TCVN 10306:2014, (2014). Bê tông cường độ cao- thiết kế thành phần mẫu hình trụ.

ACI 211.4R-2008, (2008). Guide for selecting proportions for high-strength concrete using portland cement and other cementitious materials. 29 p.

ASTM C1611 – 18, (2018). Standard test method for slump flow of self-consolidating concrete.

TCVN 3106:2007, (2007). Hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp thử độ sụt. 3 Tr.

TCVN 3105:1993, (1993). Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu bê tông. 6 Tr.

NT Build 356-2009, (2009). Concrete, repairing materials and protective coating: embedded steel method. Chloride permeability nordtest method.

TCVN 6702:2013, (2013). Xử lý kết quả thử nghiệm để xác định sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Các bài báo khác