Nghiên cứu khả năng ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải để làm đường bê tông nông thôn

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    2 Học viện Tài chính, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 17-10-2020
  • Sửa xong: 08-12-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 66 - 73
Lượt xem: 2457
Lượt tải: 531
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 52
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường trong việc sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải để chế tạo bê tông đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra và chứng minh. Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu sử dụng bê tông ngày càng lớn trong cả các công trình dân dụng và giao thông như đường bê tông nông thôn, tuy vậy, việc sử dụng cốt liệu bê tông phế thải để chế tạo bê tông vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Với phương pháp thí nghiệm đúc mẫu trong phòng, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi cường độ của bê tông có sử dụng cốt liệu lớn thu được từ bê tông phế thải, từ đó so sánh với khả năng ứng dụng của loại bê tông này trong xây dựng đường bê tông nông thôn. Kết quả cho thấy, nếu lượng cốt liệu tái chế thay thế cốt liệu tự nhiên ở mức dưới 30% thì cường độ bê tông đạt được bị giảm đi nhưng không đáng kể với bê tông đối chứng. Khi lượng cốt liệu tái chế tăng lên, cường độ của bê tông giảm rõ rệt tuy nhiên vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu cường độ của bê tông sử dụng làm đường nông thôn.

Trích dẫn
Đặng Quang Huy, Hoàng Đình Phúc, Bùi Anh Thắng, Ngọ Thị Hương Trang và Chu Tuấn Anh, 2020. Nghiên cứu khả năng ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải để làm đường bê tông nông thôn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 66-73.
Tài liệu tham khảo

Ann, K., Moon, H., Kim, Y., and Ryou, J., (2008). Durability of recycled aggregate concrete using pozzolanic materials. Waste Management, 28 993-999.

Faisabilité P. N. Recybéton, (2011). Etude de faisabilité. Projet RandD. PN Recybéton (RECYclage complet des Bétons.

Hansen, T., (1986). Recycled aggregates and recycled aggregate concrete: second state of-the-art report, developments 1945-1985. Mater. Struct. , 19: 201-246.

Kou S. C., Poon C. S., Dixon C., (2007). Influence of fly ash as cement replacement on the properties of recycled aggregate concrete. J Mater Civil Eng, 19(9):709-717.

Kwan, W., Ramli, M., Kam, K., and Sulieman, M. Z. (2012). Influence of the amount of recycled coarse aggregate in concrete design and durability properties. Constr. Build. Mater., 26 (1) 565-573.

Lê Việt Hùng, (2007). Nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng. Báo cáo tổng kết đề tài - Mã số MT17-07, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng.

McNeil, K., and Kang, T. K., (2013). Recycled concrete aggregates: a review. Int. J. Concr. Struct. Mater., 7 61-69.

Purnell, P., and Dunster, A., (2010). Recycling of concrete. Trong Management, recycling and reuse of waste composites (trang 569-591). Oxford, UK: Woodhead Publishing Limited.

Salau, M., Ikponmwosa, E., and Adeyemo, A., (2014). Shrinkage deformation of concrete containing recycled coarse aggregate,. British Journal of Applied Science and Technology, 4 (12) 1791-1807.

Tống Tôn Kiên, (2011). Nghiên cứu khả năng sử dụng phế thải phá dỡ công trình để sản xuất vật liệu xây dựng. Báo cáo đề tài NCKH cấp Trường ĐH Xây dựng.

Tống Tôn Kiên, (2016). Nghiên cứu sử dụng phế thải xây dựng trong chế tạo bê tông. Hà Nội: Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Trường đại học Xây dựng Hà Nội.

Ulsen C., K. H., (2013). Production of recycled sand from construction and demolition waste. Construction and Building Materials, 40, 1168‑1173.

Xiao, J., Li, W., Fan, Y., and Huang, X., (2012). An overview of study on recycled aggregate concrete in China (1996-2011). Construction and Building Materials,, 31, 364‑383.

Các bài báo khác