Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý nền đất yếu bằng cọc vật liệu hỗn hợp cát biển-xi măng-tro bay
- Tác giả: Tạ Đức Thịnh 1*, Hoàng Đình Phúc 1, Bùi Anh Thắng 1, Ngọ Thị Hương Trang 1, Nguyễn Thị Dịu 2
Cơ quan:
1 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Việt Nam
2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 15-10-2020
- Sửa xong: 23-11-2020
- Chấp nhận: 31-12-2020
- Ngày đăng: 31-12-2020
- Lĩnh vực: Kỹ thuật Xây dựng
Tóm tắt:
Công nghệ cọc cát biển-xi măng-tro bay xử lý nền đất yếu là công nghệ mới đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm và xây dựng quy trình công nghệ xử lý nền. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học thiết kế, tính toán, thi công và nghiệm thu cọc cát biển-xi măng-tro bay. Cơ sở khoa học để thiết kế cọc là xem xét vai trò của cọc trong xử lý nền, nghĩa là sử dụng cọc với vai trò cải tạo nền đất yếu hay gia cố nền đất yếu. Các thông số quan trọng trong tính toán thiết kế cọc là: hàm lượng xi măng và tro bay trong hỗn hợp vật liệu cọc; chiều dài cọc; đường kính cọc; số lượng cọc; khoảng cách giữa các cọc; sức chịu tải và độ lún của nền cọc. Trình tự các bước triển khai thi công và nghiệm thu cọc bao gồm: lựa chọn thiết bị thi công, chuẩn bị mặt bằng thi công, thi công thử, thi công đại trà, đánh giá kết quả xử lý nền và lập hồ sơ nghiệm thu cọc.
Tạ Đức Thịnh, (2002). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu khả năng gia cố nền đất yếu bằng cọc cát-xi măng-vôi. Trường Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội.
Tạ Đức Thịnh, Nguyễn Huy Phương, Nguyễn Văn Phóng, (2009). Nền và móng công trình. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
Tạ Đức Thịnh, (2017). Bàn về phương pháp tính toán sức chịu tải và độ lún của nền đất yếu gia cố bằng cọc đất-xi măng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ-Địa chất, Tập 58(5).
Bộ Khoa học và Công nghệ, (2012). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9403:2012. Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng.
Các bài báo khác