Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Khoa Kinh tế -Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 2 Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 09-08-2020
  • Sửa xong: 03-09-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 87 - 96
Lượt xem: 2509
Lượt tải: 781
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 75
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) là việc đảm bảo các lợi ích chính đáng của NTD trong quá trình giao dịch thương mại nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch thương mại, tạo động lực phát triển hoạt động sản xuất của quốc gia. Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức giao dịch dân sự hiệu quả nhưng còn tương đối mới ở nước ta và dễ xảy ra hành vi xâm phạm quyền lợi NTD, vì vậy, để thúc đẩy giao dịch TMĐT, quyền lợi của NTD trong TMĐT được bảo vệ không chỉ thông qua hoạt động của các hiệp hội NTD mà còn được bảo vệ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như: Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, Luật giao dịch điện tử 2005,… Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, trong thời gian vừa qua, các hành vi vi phạm quyền lợi NTD trong TMĐT có xu hướng tăng lên như vi phạm về thông tin hàng hóa, về bí mật cá nhân của NTD,… Bài báo phân tích thực trạng bảo vệ quyền lợi của NTD trong TMĐT theo pháp luật Việt Nam liên quan đến các khía cạnh: (1) quyền được cung cấp thông tin hàng hóa; (2) quyền được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, không bị gây rối làm phiền từ các nhà cung cấp; (3) quyền được cung cấp giấy tờ liên quan tới giao dịch thương mại điện tử,… từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT, góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa và hoạt động kinh doanh của nền kinh tế.

Trích dẫn
Nguyễn Thị Ngọc Anh và Lê Minh Chiến, 2020. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 87-96.
Tài liệu tham khảo

Bộ Công Thương (2018, 2019, 2020). Cục Thương mại điện tử và kinh tế số. Sách trắng Thương mại điện tử.

Bộ công thương, (2019). Cục canh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Báo cáo thường niên.

Bộ công thương, (2019). Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Báo cáo đánh giá các vấn đề khiếu nại liên quan đến người tiêu dùng nữ.

Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương (1999). Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bản dịch tài liệu “The United Nations Guidelines on Consumer Protection (as expanded in 1999)”.

Công văn số 2623/TCT – CS ngày 16/06/2017 về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (2017). Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2017. http://idea.gov.vn/

Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (2018, 2019), Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, 2019.

Liên Hợp Quốc, (1985). Bản hướng dẫn về bảo vệ NTD của Liên Hiệp quốc năm (United Nations Guidelines on Consumer Protection- https://unctad.org)

Nghị định số 52/2013/NĐ – CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử

Nghị định số 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, săn xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định số nghị định 15/2020/NĐ – CP ngày 15/04/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Quyết định số 368/QĐ-TCQLTT ngày 28/2/2020 về việc thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử..

Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử. Luật số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 

Quốc hội, (2010). Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật số 59/2010/QH12.

Quốc hội, (2015). Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật số 91/2015/QH13.

Quốc hội, (2018). Luật An ninh mạng. Luật số 24/2018/QH14.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài báo khác