Ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng trong công việc của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  • Cơ quan:

    Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-08-2020
  • Sửa xong: 10-09-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 68 - 77
Lượt xem: 2481
Lượt tải: 578
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 55
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện nay, tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò, số lượng công nhân sản xuất bỏ việc đang có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, công tác tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại và phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp khai thác than hầm lò cần hướng đến giữ chân được công nhân sản xuất. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã kiểm định 7 nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc của những công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đã chỉ ra có 4 nhân tố là mối quan hệ đồng nghiệp, thu nhập, công việc và văn hóa tổ chức có tác động tích cực lên sự hài lòng của người lao động. Các nhân tố về cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc và lãnh đạo có tác động ngược chiều đến mức độ hài lòng. Kết quả nghiên cứu có thể là một gợi ý giúp các doanh nghiệp khai thác than hầm lò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của công nhân sản xuất, nhằm đảm bảo duy trì nguồn nhân lực cho hoạt động khai thác than.

Trích dẫn
Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Thị Hường, Phạm Kiên Trung và Lê Văn Chiến, 2020. Ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng trong công việc của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 68-77.
Tài liệu tham khảo

Conrad, K.M., Conrad, K.J., Parker, J.E., (1985). Job satisfaction among occupational health nurses. Journal of Community Health Nursing, 2, 161–173.

Đỗ Thụy Lan Hương, (2008). Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Ellickson, M. C., and Logsdon, K., (2002). Determinants of job satisfaction of municipal government employees. Public Personnel Management, 31(3), 343-358.

Hay M, (2002). Strategies for survival in the war of talent. Career Development International; 2001, 7(1), p. 52-55

Phạm Thị Minh Lý, (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên-Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Ðại học Ðà Nẵng, 3, 44.

Locke Edwin A, (1968). Toward a theory of task motivation and incentives, Organizational behavior and human performance, 3(2), 157-189.

Luthans, F., Norman, S., and Hughes, L., (2006). Authentic leadership. Inspiring leaders, 84-104.

Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Thị Hường, Phạm Kiên Trung, Lê Thị Thu Hường, Trần Khánh Vân,  (2019). Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất trực tiếp trong các doanh nghiệp khai thác than hầm lò khu vực Quảng Ninh, Tạp chí Công thương, 14, 131-139.

Osterman, P., (1987). Choice of employment systems in internal labor markets. Industrial Relations: A Journal of Economy and Society, 26(1), 46-67

Riordan, C. M., and Griffeth, R. W., (1995). The opportunity for friendship in the workplace: An underexplored construct. Journal of business and psychology, 10(2), 141-154.

Sclafane, S., (1999).  MGA managers in sync with employees on job satisfaction issues, survey finds. National Underwriter, 103.22 4-24.

Trần Kim Dung, (2005). Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học, 8(1) 85:91.

Vroom, V. H., (1964). Work and motivation.

Worf, M.G., (1970). Need gratification theory: a theoretical reformulation of job satisfaction /dissatisfaction and job motivation. Journal of Applied Psychology 54, 87–94.

Các bài báo khác