Ứng dụng mạng trí tuệ nhân tạo dự báo phân bố vật liệu núi lửa trong tập D, mỏ X, bể Cửu Long
- Tác giả: Trần Thị Oanh 1, Phạm Duy Khánh 2, Hoàng Văn Quý 3, Nguyễn Duy Mười 4, Bùi Thị Ngân 4, Nguyễn Thị Hải Hà 1, Phạm Bảo Ngọc 1, Lê Quốc Hiệp 4
Cơ quan:
1Trường đại học Dầu khí Việt Nam, Khoa Dầu khí, Việt Nam
2 VietsovPetro, Phòng Địa chất Thăm dò, Việt Nam
3 Hội dầu khí Việt Nam, Việt Nam
4 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Khoa Dầu khí, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Mạng nơron nhân tạo, Tập D, Thuộc tính địa chấn, Vật liệu núi lửa.
- Nhận bài: 25-06-2020
- Sửa xong: 03-09-2020
- Chấp nhận: 31-10-2020
- Ngày đăng: 31-10-2020
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Sự có mặt của các vật liệu núi lửa trong đá chứa sẽ làm giảm giá trị độ rỗng và ảnh hưởng tới chất lượng của các vỉa chứa chúng. Do đó, hiểu rõ được sự phân bố của đối tượng này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác định hướng thăm dò và khai thác dầu khí. Bài báo này sử dụng phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn kết hợp với ứng dụng mạng Nơron nhân tạo (ANN) để dự báo sự phân bố của các vật liệu núi lửa trong tập D. Các thuộc tính được lựa chọn làm đầu vào để luyện ANN bao gồm thuộc tính RMS, thuộc tính RAI và thuộc tính Specdecom. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các vật liệu núi lửa phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của lô (khu vực giếng khoan D và phía Tây giếng khoan E), một phần nhỏ nằm rải rác ở gần đới nâng Côn Sơn. Hệ số tương quan giữa các thuộc tính địa chấn từ 71÷80%, điều này thể hiện độ tin cậy của kết quả luyện mạng là tương đối cao. Do đó, có thể sử dụng phương pháp này để dự báo sự phân bố của các vật liệu núi lửa trong khu vực nghiên cứu.
Đỗ Quốc Bình, (2005). Nghiên cứu xác lập triển vọng quặng chì – kẽm, vàng và các khoáng sản khác đi kèm dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Việt Hùng, Đào Thái Bắc, (2000). Một số kết quả đánh giá quặng chì - kẽm vùng Đông Bắc quá 10 năm (1990 – 2000). Hội nghị KHĐC lần thứ 4, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Văn Niệm (chủ biên), Mai Trọng Tú, Đỗ Đức Nguyên, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Minh Long, Đoàn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Văn Luyện, (2010). Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học để xây dựng các mô hình thành tạo quặng chì - kẽm ở miền Bắc Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.
Nguyễn Phương, (2020). Báo cáo trung gian kết quả thăm dò quặng chì - kẽm khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nậm, tỉnh Bắc Kạn. Lưu Công ty CP Tư vấn triển khai công nghệ Mỏ - Địa chất.
Lưu Công Trí, Trịnh Đình Huấn, Chu Minh Tú, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Phương, (2020). Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa wolfram, thiếc - đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật mỏ - Địa chất tập 61, kỳ 2 (2020) 22- 32.
Phùng Quốc Trị (chủ biên), (2013). Báo cáo đánh giá tiềm năng quặng chì – kẽm vùng Bản Lìm, Phia Đăm, tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
Mai Thế Truyền (chủ biên), (1997). Địa chất khoáng sản nhóm tờ Bảo Lạc tỷ lệ 1: 50 000, Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
Nguyễn Anh Tuấn, (2014). Đặc điểm quặng hóa và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò quặng chì - kẽm vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ kỹ thuật địa chất. Lưu trữ thư viện Quốc gia, Hà Nội.
Lir Iu. V. (1984). Nguyên tắc và phương pháp đánh giá độ sâu tồn tại (phân bố) các mỏ nguồn gốc nhiệt dịch của kim loại màu và hiếm. Leningrad. Bản tiếng Nga.
Các bài báo khác