Nghiên cứu khả năng sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ địa chính - khu vực đất thổ canh

  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Việt Nam
    3 Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, Việt Nam
    4 Công ty Cổ phần Tư vấn Đo đạc Địa chính, Việt Nam
    5 Cục Đo đạc - Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam, Việt Nam
    6 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-09-2020
  • Sửa xong: 03-10-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 43 - 53
Lượt xem: 2308
Lượt tải: 800
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 79
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, nó có tính pháp lý cho công tác quản lý đất đai hiện nay ở các địa phương. Trong những năm qua, công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính chủ yếu sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp đòi hỏi độ chính xác cao. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị UAV đã tạo ra công cụ mới cho công tác đo đạc bản đồ địa chính. Bài báo trình bày về kết quả đo đạc bản đồ địa chính (khu vực đất thổ canh) và đánh giá độ chính xác cũng như khả năng ứng dụng của thiết bị UAV trong công tác đo đạc bản đồ đất thổ canh. Kết quả cho thấy việc sử dụng ảnh UAV trong thành lập bản đồ đất thổ canh có thể đạt độ chính xác mặt bằng 1,7 cm và độ chính xác độ cao 0,6 cm; khi so sánh độ chính xác trung bình từ 30 đỉnh thửa và độ dài trung bình từ 29 cặp cạnh giữa bản đồ mới thành lập từ dữ liệu ảnh UAV và bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cung cấp lần lượt là: 0,181 m và: 0,051 m.

Trích dẫn
Bùi Ngọc Quý, Phạm Anh Tuấn, Dương Anh Quân, Phạm Văn Hiệp, Trần Trung Kiên, Hoàng Xuân Tứ, Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Danh Đức và Nguyễn Việt Hưng, 2020. Nghiên cứu khả năng sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ địa chính - khu vực đất thổ canh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 43-53.
Tài liệu tham khảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

Bùi Ngọc Quý, Phạm Văn Hiệp, (2017). Nghiên cứu xây dựng mô hình 3D từ dữ liệu ảnh máy bay không người lái (UAV). Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(4), 201 - 211.

Bùi Ngọc Quý, Phạm Văn Hiệp, (2018). Xây dựng mô hình 3D dạng tuyến phục vụ thiết kế đường điện cao thế 220 Khu vực Mê Linh - Bá Thiện từ dữ liệu ảnh chụp UAV. Hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững - ERSD 2018, 91 - 96.

Bùi Tiến Diệu, (2016). Xây dựng mô hình số bề mặt và bản đồ trực ảnh sử dụng công nghệ đo ảnh máy bay không người lái (UAV). Hội nghị Khoa học: Đo đạc Bản đồ với ứng phó biến đổi khí hậu.

Bui Xuan Nam, Lee Chang woo, Nguyen Quoc Long, Adeel Ahmad, Cao Xuan Cuong, Nguyen Viet Nghia, Le Van Canh, Nguyen Hoang, Le Qui Thao, Duong Thuy Huong, Nguyen Van Duc, (2019). Use of Unmanned Aerial Vehicles for 3D topographic Mapping and Monitoring the Air Quality of Open-pit Mines. Inżynieria Mineralna 21, 223 - 239.

Cao Tiến An, (2010). Vai trò của đo đạc bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 2, 41 - 44.

Kenneth David Mankoff, Tess Alethea Russo, (2013). The Kinect: a low-cost, high-resolution, short-range 3D camera. Earth Surface processes and Landforms 38, 926 - 936.

Le Van Canh, Cao Xuan Cuong, Le Hong Viet and Dinh Tien, (2020). Volume computation of quarries in Vietnam based on Unmanned Aerial Vehicle (UAV) data. Journal of Mining and Earth Sciences 61(1), 21 - 30. DOI:https://doi.org/10.46326/JMES.2020.61(1). 03.

Nguyen Quoc Long, Bui Xuan Nam, Cao Xuan Cuong, Le Van Canh, (2019). An approach of mapping quarries in Vietnam using low-cost Unmanned Aerial Vehicles. Journal of Mining and Earth Sciences 11(2), 199 - 210. DOI:10.21177/1998-4502-2019-11-2-199-210.

Nguyễn Viết Nghĩa, (2020). Xây dựng mô hình số độ cao cho mỏ lộ thiên có độ sâu lớn từ dữ liệu ảnh chụp bằng thiết bị bay Inspire 2. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ -Địa chất 61(1), 1 - 10. 

Phạm Ngọc Lãng, (2015). Nghiên cứu thử nghiệm máy bay không người lái UAV để chụp ảnh địa mạo, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng mặt nước khu vực thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và các cùng phụ cận phục vụ bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, chương trình Tây nguyên 3.

Sebastian S., Jochen T., (2014). Mobile 3D mapping for surveying earthwork projects using an Unmanned Aerial Vehicle (UAV) system. Automation in Construction 41, 1 - 14.

Sona, G., Pinto, L., Pagliari, D., Passoni, D., Gini, R., (2014). Experimental analysis of different software packages for orientation and digital surface modelling from uav images. Earth Science Informatics 7, 97 - 107.

Turner, D., Lucieer, A., and Watson, C., (2012). An automated technique for generating georectified mosaics from ultra-high resolution unmanned aerial vehicle (UAV) imagery, based on structure from motion (SfM) point clouds. Remote Sensing 5, 1392 - 1410.

Các bài báo khác