Nghiên cứu trình tự lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cho các mỏ titan sa khoáng ven biển tỉnh Bình Thuận

  • Cơ quan:

    1 Bộ môn Khai thác lộ thiên, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    2 Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 27-08-2020
  • Sửa xong: 26-09-2020
  • Chấp nhận: 10-10-2020
  • Ngày đăng: 15-10-2020
Trang: 33 - 46
Lượt xem: 2343
Lượt tải: 895
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 89
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bình Thuận là tỉnh được đánh giá có tiềm năng titan sa khoáng ven biển lớn nhất cả nước với trữ lượng chiếm khoảng 92% trữ lượng titan sa khoáng ven biển Việt Nam. Điều kiện hình thành titan sa khoáng trong khu vực này rất khó khăn cho khai thác, đặc biệt hiện nay việc lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp nhằm đảm bảo khai thác an toàn, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường là vấn đề khoa học có tính cấp thiết đối với tỉnh Bình Thuận nói riêng và các địa phương có titan sa khoáng nói chung. Bài báo nghiên cứu và đề xuất trình tự lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cho các mỏ titan sa khoáng ven biển tỉnh Bình Thuận gồm các tiêu chí theo thứ tự sau: (1) Sơ đồ công nghệ khai thác khả thi; (2) Trình tự khai thác hợp lý; (3) Đảm bảo lượng nước cần thiết; (4) Đảm bảo ổn định bờ mỏ; (5) Phương án cải tạo và phục hồi môi trường thuận lợi và (6) Hiệu quả kinh tế cao.

Trích dẫn
Lê Quí Thảo, Bùi Xuân Nam, Vũ Đình Hiếu và Lê Thị Thu Hoa, 2020. Nghiên cứu trình tự lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cho các mỏ titan sa khoáng ven biển tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 33-46.
Tài liệu tham khảo

Bùi Tất Hợp, (2010). Đánh giá tiềm năng sa khoáng tổng hợp ven bờ biển miền Trung Việt Nam, sử dụng hợp lý kinh tế chúng và bảo vệ môi trường, Luận văn Tiến sĩ địa chất, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 133 trang.

Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Vũ Đình Hiếu, Lê Ngọc Ninh, (2015). Khai thác khoáng sàng sa khoáng, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 530 trang. Jonny Sjöberg, (1996). Large scale slope stability in open pit mining: a review, Luleå tekniska universitet, 215 pages.

Sở tài nguyên các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bình Thuận, (2018). Các báo cáo số liệu thống kê về hiện trạng khai thác khoáng sản ti tan sa khoáng các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bình Thuận.

Thủ tướng Chính phủ, (2013). Quyết định số 1546/QĐ-TTg, "Quy hoạch phân vùng thăm dò và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030", Hà Nội, 36 trang.

Trần Văn Thảo, (2010). Đặc điểm sa khoáng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ địa chất, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 250 trang.

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Khoa Địa Chất, (2018). Kết quả phân tích thành phần khoáng vật bằng phương pháp XRD, XRF mẫu titan Bình Thuận, Hà Nội.

Yingli LV, Qui-Thao Le, Hoang-Bac Bui, Xuan-Nam Bui, Hoang Nguyen, Trung Nguyen-Thoi, Jie Dou, Xuan Song, (2020). A Comparative Study of Different Machine Learning Algorithms in Predicting the Content of Ilmenite in Titanium Placer. Applied Sciences. 10 (2), tr. 1-23.

Các bài báo khác