Đánh giá một số mô hình dự báo chấn động khi nổ mìn tại mỏ đá vôi Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Cơ quan:
1 Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
2 Nghiên cứu sinh Bộ môn Khai thác lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Mỏ Ninh DânNổ mìn, Sóng chấn động, Tốc độ dao động.
- Nhận bài: 05-04-2020
- Sửa xong: 13-07-2020
- Chấp nhận: 31-08-2020
- Ngày đăng: 31-08-2020
- Lĩnh vực: Mỏ
Tóm tắt:
Trong khai thác mỏ, nổ mìn là phương pháp phá vỡ đất đá hiệu quả phục vụ cho các khâu tiếp theo là xúc bốc, vận tải,… Tuy nhiên, nổ mìn cũng gây nhiều tác động có hại đến các công trình bảo vệ và môi trường xung quanh, trong đó đáng kể nhất là tác dụng của sóng chấn động nổ mìn. Do vậy, việc sử dụng các mô hình dự báo tốc độ dao động nền đất do nổ mìn sinh ra đóng một vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn đối với các công trình cần bảo vệ nằm trong vùng ảnh hưởng của sóng chấn động nổ mìn. Bài báo đã sử dụng các kết quả đo giám sát nổ mìn tại mỏ đá vôi Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và sử dụng các mô hình khác nhau để dự báo tốc độ dao động của nền công trình ảnh hưởng đến các công trình bảo vệ xung quanh. Kết quả cho thấy: mô hình USBM và Ambraseys Hendron có độ chính xác cao hơn các mô hình khác.
An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ- QCVN 01:2019/BCT.
Dehghani, H., (2011). Development of a model to predict peak particle velocity in a blasting operation. International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences 48, 51-58.
Drukovanui, M. F., (1973). Methods for controlling the explosion in quarries. Publisher. Moscow, Russian.
Ganaponxki, M. I., Paron, B. L., Belin, V. A., Pukop V. V., Xivenkop M. A., (2007). Methods of blasting. Special blasting operations, MGGU. Moscow, Russian.
Khandelwal, M. and Singh, T. N., (2007). Evaluation of blast-induced ground vibration predictors. Soil Dynamics and Earthquake Engineering 27(2), 116-125.
Khandelwal, M. and Singh, T. N., (2009). Prediction of blast-induced ground vibration using artificial neural network. International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences 46(7), 1214-1222.
Kutuzov, B. N, (1992). Blasting of rock. Moscow university of mining. Publisher. Moscow, Russian.
Nguyễn Đình An, Trần Quang Hiếu, Trần Khắc Hùng (2011). Một số phương pháp xác định vận tốc dao động cực đại gây ra bởi chấn động nổ mìn trong khai thác mỏ lộ thiên. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn Quốc lần thứ 22.
Nhữ Văn Bách (cb) (2015). Công nghệ khoan - nổ mìn hiện đại với lỗ khoan đường kính lớn áp dụng cho các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. 2015.
Nhữ Văn Bách (2013). Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khoan - nổ mìn lỗ khoan đường kính lớn áp dụng cho mỏ đá lộ thiên gần khu vực dân cư ở Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước, mã số ĐT.01-11/ĐMCNK. Hà Nội. 2013.
Nhữ Văn Bách, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Đình An, Trần Khắc Hùng (2012). Phương pháp xác định tốc độ dao động của nền đất khi nổ mìn vi sai phi điện. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 38.
Nhu Van Bach, Le Van Quyen, Nguyen Dinh An, (2006). Methods for increasing effect and minimizing impacts of ground vibrations when blasting at the Nui Beo surface coal mine. Project between Hanoi University of Mining and Geology and Nui Beo surface coal mine.
Stig O Olofsson, (1997). Applied explesive technology for construction and mining, Publisher Applex P.O. Box 71 S-640, Sweeden.
Xadopski, M. A., (2004). The mechanical action of air shock waves of explosion according to experimental studies. Publisher. Moscow, Russian.
Các bài báo khác