Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Cô Tô

  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 2 Liên đoàn Địa vật lý, Việt Nam 3 Trung tâm Điều tra Tài nguyên Môi trường Biển, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2020
  • Sửa xong: 24-03-2020
  • Chấp nhận: 29-04-2020
  • Ngày đăng: 28-04-2020
Trang: 33 - 40
Lượt xem: 4020
Lượt tải: 1598
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 158
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các tác giả đã thu thập 552 mẫu độ hạt và 33 mẫu định lượng khoáng vật trong trầm tích tầng mặt tại vùng biển đảo Cô Tô, Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam để xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc trầm tích. Các phương pháp khảo sát địa chất, phân tích thành phần độ hạt và định lượng khoáng vật đã được sử dụng để làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích tầng mặt tại khu vực này. Qua kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt đã cho thấy trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Cô Tô gồm 10 trường khác nhau: sạn cát, cát sạn, cát, cát bùn sạn, cát lẫn sạn, cát bùn, cát bùn lẫn sạn, cát bột, sạn cát bùn và bùn cát. Kết quả phân tích định lượng khoáng vật chứng tỏ rằng trầm tích vùng biển đảo Cô Tô chứa chủ yếu là thạch anh (72,0÷90,6%), ít mảnh đá, felspat, mica và rất ít vụn vỏ sinh vật. Điều này chỉ ra rằng, lục địa là nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu cho trầm tích tầng mặt ở khu vực nghiên cứu. Sự phân bố của các trường trầm tích phức tạp. Khu vực phía Đông - Đông Nam vùng nghiên cứu, phân bố các trầm tích theo quy luật tỷ trọng, gần bờ là thô (sạn, cát lẫn sạn,...), xa bờ là các hạt mịn hơn (cát bùn sạn, cát bột,...), độ chọn lọc kém. Chứng tỏ khu vực ở này quá trình vận chuyển trầm tích chiếm ưu thế, năng lượng dòng chảy bị chi phối bởi bề mặt địa hình ven đảo và đáy biển. Trong khi đó, ở khu vực phía Tây - Tây Bắc đảo Cô Tô địa hình đáy biển phức tạp, trầm tích hạt thô (sạn, cát), độ mài tròn kém, cho thấy yếu tố thủy động lực ở đây đóng vai trò quan trọng trong sự phân dị trầm tích.

Trích dẫn
Ngô Thị Kim Chi, Hoàng Văn Long, Phan Văn Bình, Trịnh Nguyên Tính, Đỗ Từ Trung, Nguyễn Hữu Hiệp và Đào Văn Nghiêm, 2020. Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Cô Tô, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 2, tr. 33-40.
Tài liệu tham khảo

Folk, R. L., (1974), Petrology of Sedimentary Rocks, Austin, Texas: Hemphill Press, 182.

Hoàng Văn Long, (2017). Lập bản đồ trầm tích tầng mặt cụm đảo Cô Tô - Vĩnh Thực, thuộc dự án: Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Nguyễn Biểu, (2005). “Khoáng sản rắn Biển Đông Việt Nam và kế cận” Báo cáo chuyên đề thuộc    đề tài KC - 09.23. Hà Nội.

Rukhin, L. B., (1969), Cơ sở trầm tích luận (Tiếng Nga), National Technical Publishing House, Moscow.

Trịnh Nguyên Tính, (2008). Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0÷30 m nước tỷ lệ 1:100.000 và vùng biển trọng điểm Bạch Long Vĩ tỷ lệ 1:50.000. Thuộc dự án: Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam.

Wentworth, C. K., (1922), A scale of grade class terms for clastic sediments, Journal of Geology, 30. 22.

Các bài báo khác