Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa volfram, thiếc-đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Bắc, Việt Nam 2 Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Việt Nam3 Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 11-02-2020
  • Sửa xong: 06-03-2020
  • Chấp nhận: 29-04-2020
  • Ngày đăng: 28-04-2020
Trang: 22 - 32
Lượt xem: 2900
Lượt tải: 1370
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 136
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa volfram, thiếc - đa kim khu vực Huổi Chừn trên cơ sở áp dụng phương pháp địa chất truyền thống, kết hợp phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất quặng và phương pháp toán thống kế. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: Các khoáng vật quặng trong khu vực Huổi Chừn được thành tạo chủ yếu theo phương thức lắng đọng vật chất, kết tinh từ dung dịch nhiệt dịch, lấp đầy các hệ thống khe nứt có phương phát triển khác nhau. Khoáng sản chủ đạo trong khu vực là volfram, thiếc, đồng, kẽm, bismut; Quặng hóa volfram, thiếc - đa kim được thành tạo trong thời kỳ tạo quặng nhiệt dịch, gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 tổ hợp công sinh khoáng vật; trong đó, tổ hợp cộng sinh khoáng vật wolframit - bismut tự sinh là phát hiện mới của tập thể tác giả. Các nguyên tố Sn, Cu, Pb, Zn, As và Cd có mối quan hệ tương quan khá chặt chẽ với nhau, là tổ hợp nguyên tố đặc trưng cho giai đoạn tạo khoáng II và các nguyên tố W, Co và Bi đặc trưng cho giai đoạn tạo khoáng III của thời kỳ tạo quặng nhiệt dịch. Quặng hóa volfram, thiếc - đa kim được hình thành có thể có liên quan đến hoạt động magma xâm nhập xảy ra trong giai đoạn Merozoi - Kainozoi (?).

Trích dẫn
Lưu Công Trí, Trịnh Đình Huấn, Chu Minh Tú, Đinh Xuân Hà và Nguyễn Phương, 2020. Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa volfram, thiếc-đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 2, tr. 22-32.
Tài liệu tham khảo

Dovjicov, A. E. (Cb), (1965). Địa chất miền Bắc Việt Nam (bản tiếng Việt). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Hoàng Phương, (1974). Báo cáo Địa chất nhóm tờ Sầm Nưa (Lào) tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.

Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành (đồng chủ biên), (1996). Địa chất và khoáng sản tờ Khang Khay - Mường Xén tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.

Nguyen Huu Hiep, Andrew Carter, Dao Bui Din, Trinh The Luc, Ngo Thi Kim, Vu Anh Dao, Phan Van Binh, Nguyen Quang Huy (2020). Quality characteristics of Ilmenit minerals in the south central of Vietnam by SEM and QEMSCAN analysis (Vietnamese). Journal of Mining and Earth Sciences 61 (2), 72-81.

Nguyễn Văn Đễ, (1974). Báo cáo Địa chất nhóm tờ Bản Chiềng tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

Pham Nhu Sang, Nguyen Tien Dung, Phan Thi Thanh Hien, Vo Thi Cong Chinh (2020). The degree of chemical weathering in the Ba River basin, South Central Vietnam: Major-element geochemistry investigations of morden river sediments and sedimentary rocks (Vietnamese). Journal of Mining and Earth Sciences 61 (2), 82-91.

Tô Văn Thụ (cb), (1982). Địa chất và khoáng sản tờ Sầm Nưa (Lào) tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.

Trần Văn Trị, Vũ Khúc (đồng chủ biên), (2009). Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Vũ Đức Lân (cb), (2016). Báo cáo kết quả công tác thăm dò quặng đa kim block 2 mỏ thiếc, chì, kẽm Huổi Chừn, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Lưu trữ Công ty Cổ phần khoáng sản Lào - Việt.

Vũ Huy Chừng (cb), (1974). Báo cáo địa chất kết quả khảo sát quặng sắt và các kim loại khác trong vùng giải phóng Lào. Lưu trữ Địa chất.