Đặc điểm quặng hóa đất hiếm khu mỏ yên phú, yên bái

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=122
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 16-08-2012
  • Sửa xong: 10-10-2012
  • Chấp nhận: 30-10-2012
  • Ngày đăng: 30-10-2012
Lượt xem: 4277
Lượt tải: 529
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 50
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng khá lớn về đất hiếm. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ và tập trung ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Tiêu biểu cho đất hiếm nhóm nặng ở Việt Nam là mỏ đất hiếm Yên Phú. Mỏ đất hiếm Yên Phú có cấu trúc địa chất không phức tạp. Các thân quặng đất hiếm trong khu mỏ Yên Phú phân bố trong các thành tạo trầm tích bị biến chất thuộc hệ tầng Sông Mua và hầu hết đã bị phong hóa. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm các khoáng vật đất hiếm (samarskit, cheralit, xenotim, ferguxonit, monazit, octit), magnetit, gơtit, hematit và ít khoáng vật psilomelan, pyrit. Hàm lượng tổng oxit đất hiếm trong các thân quặng không cao thay đổi từ 1,01%TR2O3 đến 1,21%TR2O3 nhưng thành phần các nguyên tố đất hiếm nhóm nặng khá cao, chủ yếu là Y, Gd chiếm 29,11% đến 31,29% so với tổng oxit đất hiếm. Đi kèm với quặng đất hiếm còn có quặng sắt và niobi. Vì vậy, có thể xếp mỏ Yên Phú thuộc kiểu mỏ sắt - đất hiếm

Trích dẫn
Lương Quang Khang, 2012. Đặc điểm quặng hóa đất hiếm khu mỏ yên phú, yên bái, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 40.

Các bài báo khác