Nghiên cứu giải pháp thu gom vận chuyển dầu từ giàn Đại Hùng Nam (WHP - DHN) về giàn FPU DH - 01 mỏ Đại Hùng
Cơ quan:
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
2 Mỏ Đại Hùng,Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 12-11-2019
- Sửa xong: 26-01-2020
- Chấp nhận: 28-02-2020
- Ngày đăng: 28-02-2020
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Đại Hùng là một mỏ dầu khí nằm ở vùng nước sâu, phía Đông Bắc bồn trũng Nam Côn Sơn, thuộc Lô 05 - 1a. Tính đến thời điểm 30/04/2018, tổng sản lượng dầu khai thác toàn mỏ đạt 56,7 triệu thùng, tương ứng với 13% hệ số thu hồi trung bình toàn mỏ. Thành công từ các giếng khoan phát triển mỏ Pha II (WHP - DH2) đã khẳng định tiềm năng dầu khí trong khu vực mỏ Đại Hùng ở những khối chưa có giếng khoan là rất khả quan. Hiện nay Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí đang tiếp tục cho tiến hành phát triển các hoạt động khoan giếng thăm dò cụm cấu tạo Đại Hùng Nam và đã cho kết quả rất khả quan. Do đó, việc xây dựng các công trình thuộc khu vực này để phục vụ hoạt động khai thác dầu khí là rất cần thiết, giàn Đại Hùng Nam (WHP - DHN) sẽ được xây dựng trên khu vực này. Sản phẩm khai thác sẽ được vận chuyển về giàn Đại Hùng - 01 (ĐH - 01) bằng đường ống ngầm. Để quá trình vận chuyển sản phẩm đảm bảo an toàn cần có các nghiên cứu đảm bảo dòng chảy để xem xét đánh giá, dự đoán các khả năng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về các tính toán thủy lực cho tuyến đường ống thu gom, vận chuyển sản phẩm từ giàn WHP - DHN về giàn ĐH - 01 dựa trên các phương trình thực nghiệm và sử dụng phần mềm mô phỏng từ số liệu thực tế. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để lựa chọn phương án tối ưu cho quá trình vận chuyển sản phẩm tại khu vực Đại Hùng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Aiyejna, A., Chakrabarti, D. P., Pilgrim, A., Sastry, MK. S., (2011). Wax formation in Oil Pipelines: A critical Review. International Journal of Multiphase Flow 37, 671 - 694.
Burger, E. D., Perkins, T. K, Striegler, J. H., (1981). Studies of Wax Deposition in the Trans Alaska Pipeline. Journal of Petroleum Technology. 1075 - 1086.
Nguyễn Thúc Kháng, Từ Thành Nghĩa, Tống Cảnh Sơn, Phạm Bá Hiền, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Hoài Vũ, (2016). Công nghệ xử lý và vận chuyển dầu nhiều paraffin ở thềm lục địa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội.
Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Hải An, Nguyễn Thanh Hải, (2018). Nghiên cứu giải pháp đảm bảo dòng chảy cho đường ống vận chuyển dầu từ giàn WHP - DH2 tới giàn FPU - DH1 mỏ Đại Hùng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 59(4). 52 - 62.
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, (2017). Daily Prduction. PVEP - POC.
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, (2019). Báo cáo cập nhật Kế hoạch phát triển mỏ Đại Hùng và Lô 15 - 1a. Tài liệu nội bộ Công ty PVEP - POC.
Các bài báo khác