Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển phía nam đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1177
  • Cơ quan:

    Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-06-2017
  • Sửa xong: 20-07-2017
  • Chấp nhận: 30-08-2017
  • Ngày đăng: 30-08-2017
Lượt xem: 1012
Lượt tải: 414
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 41
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng và dự tính diễn biến xâm nhập mặn tại hệ thống sông phía Nam đồng bằng Bắc bộ gồm sông Đáy và sông Ninh Cơ, là khu vực đang chịu tác động mạnh của xâm nhập mặn. Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng được lựa chọn là RCP 4.5 và RCP 8.5 với các mốc thời gian năm 2020, 2030, 2040, 2050, 2100. Kết quả phân tích xâm nhập mặn bằng số liệu thực đo (thí nghiệm hiện trường và phương pháp Knudsen) và mô hình Mike 11 cho thấy sông Đáy bị xâm nhập mặn nhiều hơn sông Ninh Cơ. Cự ly xâm nhập mặn của nồng độ 1,5 g/L trên sông Ninh Cơ là 22,5 km, tại sông Đáy cự ly này lên tới 29 km. Tại cùng vị trí 22km tính từ cửa sông, sông Đáy có độ mặn là 12,7 g/L trong khi ở sông Ninh Cơ là 2,3 g/L. Theo dự tính, mỗi thập niên ranh giới mặn 1,5 g/L di chuyển về phía thượng nguồn từ 300m-700m trên sông Đáy và 200m trên sông Ninh Cơ. Việc dự tính xâm nhập mặn theo các kịch bản này chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên mà chưa xét đến vai trò hoạt động nhân sinh như điều tiết hồ thủy chứa thượng nguồn.

Trích dẫn
Nguyễn Ngọc Trực và Vũ Việt Đức, 2017. Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển phía nam đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.