Mối liên quan giữa trầm tích Đệ tứ và các hoạt động tân kiến tạo trên thung lũng hạ lưu Sông Đà từ Hòa Bình đến Việt Trì

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1175
  • Cơ quan:

    1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Việt Nam;
    2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-06-2017
  • Sửa xong: 02-08-2017
  • Chấp nhận: 30-08-2017
  • Ngày đăng: 30-08-2017
Lượt xem: 1385
Lượt tải: 445
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 44
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hình thái địa hình mà chúng ta thấy ngày nay bị chi phối sâu sắc bởi hoạt động tân kiến tạo. Những dấu vết của hoạt động này cho phép suy luận về lịch sử hình thành, phát triển thung lũng sông. Một trong những bằng chứng thuyết phục nhất là sự phân bố các trầm tích Đệ tứ. Các trầm tích này được nghiên cứu, phân tích làm cơ sở để lý giải hoạt động kiến tạo đã xảy ra trong thung lũng hạ lưu sông Đà từ Hòa Bình đến Việt Trì. Theo đó, khúc sông này được chia thành 3 đoạn phản ánh điều kiện hoạt động kiến tạo khác nhau. Đoạn thứ nhất từ sau đập thủy điện Hòa Bình đến Tân Thịnh dài 10 km, sông có hình thái gấp khúc, trầm tích sông dày, phản ánh hoạt động sụt hạ kiến tạo. Đoạn thứ hai từ Tân Thịnh đến Hợp Thịnh dài 15 km, sông có hình thái thẳng, trầm tích sông mỏng, phản ánh hoạt động nâng kiến tạo. Đoạn thứ ba từ Hợp Thịnh đến vị trí sông Đà gặp sông Hồng, đoạn này sông uốn khúc quanh co, trầm tích sông dày, phản ánh hoạt động sụt hạ kiến tạo là chủ yếu.

Trích dẫn
Nguyễn Xuân Nam và Lê Cảnh Tuân, 2017. Mối liên quan giữa trầm tích Đệ tứ và các hoạt động tân kiến tạo trên thung lũng hạ lưu Sông Đà từ Hòa Bình đến Việt Trì, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.

Các bài báo khác