Quan trắc diễn biến ngập lụt của thực vật ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh từ chuỗi ảnh Sentinel-1A

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1173
  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-03-2017
  • Sửa xong: 10-06-2017
  • Chấp nhận: 31-08-2017
  • Ngày đăng: 31-08-2017
Lượt xem: 1882
Lượt tải: 537
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 53
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự thay đổi của lớp phủ thực vật do ảnh hưởng của sự ngập lụt ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh trong chu kỳ lũ lụt hàng năm. Để thực hiện mục tiêu này, các bản đồ ngập lụt đối với thực vật được xây dựng từ kết quả xử lý và phân loại ảnh Sentinel-1A, mô hình số độ cao (DEM) và dữ liệu đo mực nước ở khu vực nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân loại hướng đối tượng đối với chuỗi ảnh vệ tinh Sentinel-1A trên cơ sở kết hợp với dữ liệu mô hình số độ cao và dữ liệu mực nước với khoảng thời gian giữa hai thời điểm quan trắc liên tiếp là 24 ngày trong suốt chu kỳ lũ lụt một năm (từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015) với độ chính xác trung bình toàn phần và chỉ số kappa đạt được lần lượt là 0.81 và 0.78. Thuận lợi của nghiên cứu này là thông tin lớp phủ thực vật có thể được quan sát từ dữ liệu radar trong mọi điều kiện thời tiết và cũng có thể quan trắc được các điều kiện lớp phủ mặt đất nằm bên dưới các tán cây. Phần trăm diện tích của sự thay đổi thực vật được quan trắc dựa vào hệ số tán xạ phản hồi bởi vì giá trị này sẽ thay đổi theo sự ảnh hưởng của mực nước lũ đối với thực vật. Các kết quả chỉ ra rằng một phần đáng kể lớp thực vật vùng thấp ( 10,3% của tổng diện tích khu vực nghiên cứu) bị ngập khi mực nước dâng lên đỉnh lũ. Một sự thay đổi hệ số tán xạ phản hồi từ -7.6dB tới -20.6dB đối với khu vực nghiên cứu trong giai đoạn nước lũ dâng lên tương ứng với một diện tích lớp thực vật bị chìm hoàn toàn chiếm 15.38% của tổng diện tích khu vực nghiên cứu.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Trung, 2017. Quan trắc diễn biến ngập lụt của thực vật ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh từ chuỗi ảnh Sentinel-1A, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.

Các bài báo khác