Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo lún phù hợp trong phân tích và dự báo lún nền đất yếu từ kết quả quan trắc

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1167
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Việt Nam;
    2 Học viện Kỹ thuật Quân sự, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-03-2017
  • Sửa xong: 10-06-2017
  • Chấp nhận: 31-08-2017
  • Ngày đăng: 31-08-2017
Lượt xem: 2210
Lượt tải: 708
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 70
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong thi công các công trình trên nền đất yếu, việc quan trắc xác định độ lún công trình là điều kiện bắt buộc. Mục đích của công tác quan trắc trong giai đoạn này nhằm xác định độ lún của công trình tại thời điểm quan trắc, kiểm tra lại các kết quả tính toán đã dự báo trong bước thiết kế, đồng thời có thể dự báo được độ lún trong tương lai. Theo các TCVN hiện hành: 22TCN 262-2000, Quy trình khảo sát nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu; TCVN 9355:2012, Gia cố nền đất yếu bảng bấc thấm thoát nước; Quyết định 384/QĐ-BGTVT, quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu hạng mục xử lý nền đất yếu, các hàm được ứng dụng là hàm số mũ, hàm Hyperbolic và hàm Asaoka. Hiện nay, tại nhiều dự án thi công phổ biến áp dụng hàm Asaoka để phân tích dự báo lún do mô hình của hàm rất phù hợp với độ lún thực tế. Tuy nhiên, trong hàm không có biến thời gian nên không biết được chính xác thời điểm lún ở chu kỳ kế tiếp. Trong nội dung bài báo này, nhóm tác giả sẽ phân tích từng hàm dự báo theo TCVN cùng một số hàm khác. Từ đó xây dựng mô hình kết hợp giữa hàm Asaoka và hàm toán học khác nhằm phát huy tính ưu việt trong mỗi hàm.

Trích dẫn
Trần Quang Học, Nguyễn Thành Lê và Tống Thị Hạnh, 2017. Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo lún phù hợp trong phân tích và dự báo lún nền đất yếu từ kết quả quan trắc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.

Các bài báo khác