Phân tích đa tiêu chí trong thành lập bản đồ dự báo nguy cơ cháy rừng

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1162
  • Cơ quan:

    Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-03-2017
  • Sửa xong: 15-07-2017
  • Chấp nhận: 31-08-2017
  • Ngày đăng: 31-08-2017
Lượt xem: 2037
Lượt tải: 636
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 63
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Cảnh báo và ngăn chặn cháy rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng là cần thiết và phải được quản lý, giám sát hiệu quả. GIS là một công cụ phân tích không gian kết hợp với phân tích đa tiêu chí có thể dự báo, đánh giá mức độ, nguy cơ cháy rừng xảy ra ở đâu và khi nào. Khu vực thực nghiệm là huyện Ba Vì, nơi có vườn Quốc gia tự nhiên và diện tích rừng lớn nhất Hà Nội cần bảo tồn. Chín nhân tố, được chia theo các nhóm vật liệu cháy, tác nhân gây cháy, tác nhân thời tiết và nhân tố tự nhiên chiết xuất từ dữ liệu viễn thám, bản đồ địa hình, mô hình số độ cao (DEM) được gán trọng số khác nhau tùy mức độ ảnh hưởng theo phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Bản đồ kết quả dự báo nguy cơ cháy rừng được thể hiện bằng bốn mức độ: thấp, trung bình, cao và rất cao, sau đó được so sánh với hệ thống quản lý cháy toàn cầu (Global Fire Management System). Kết quả cho thấy khu vực cỏ, cây bụi, rừng thông, keo,… và gần khu dân cư là nơi xác suất dễ xảy ra cháy rừng cao hơn tại thời điểm mùa khô (chiếm 8.92% tổng diện tích) nên cần triển khai trước các biện pháp phòng cháy rừng.

Trích dẫn
Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Mạnh Hải, Vũ Khánh Linh và Nguyễn Danh Đức, 2017. Phân tích đa tiêu chí trong thành lập bản đồ dự báo nguy cơ cháy rừng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.

Các bài báo khác