Đặc điểm biến đổi sau trầm tích của đá vôi Miocen giữa Hệ tầng Tri Tôn nam bể sông Hồng

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1142
  • Cơ quan:

    1 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Việt Nam;
    2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-08-2017
  • Sửa xong: 18-10-2017
  • Chấp nhận: 30-10-2017
  • Ngày đăng: 30-10-2017
Lượt xem: 1501
Lượt tải: 499
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Thành tạo trầm tích cacbonat khối xây của Hệ tầng Tri Tôn, phía Nam bể Sông Hồng là một trong những đối tượng chứa quan trọng của công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Bài viết này đề cập cụ thể đến các quá trình biến đổi sau trầm tích của hệ tầng này bao gồm: quá trình nén ép, nứt nẻ, quá trình xi măng hóa, canxit hóa, dolomit hóa, pyrit hóa, thạch anh hóa, quá trình hòa tan và tái kết tinh để làm sáng tỏ đặc tính tầng chứa (tính chất rỗng, thấm của đá) Cơ sở phân tích các quá trình biến đổi sau trầm tích dựa trên kết quả phân tích mẫu lát mỏng thạnh học, mẫu lõi kết hợp với tài liệu ĐVLGK của các giếng trong khu vực nghiên cứu. Đá vôi hệ tầng Tri Tôn trải qua ba giai đoạn biến đổi sau trầm tích trong các môi trường khác nhau: giai đoạn biến đổi sớm trong môi trường biển; giai đoạn biến đổi trong môi trường nước ngầm và giai đoạn biến đổi trong môi trường chôn vùi sâu. Ứng với từng giai đoạn là các quá trình biến đổi sau trầm tích tương ứng.

Trích dẫn
Nguyễn Xuân Phong, Lê Hải An, Hoàng Ngọc Đang, Nguyễn Tiến Long Lương Thị Thanh Huyền, Nguyễn Trọng Liêm, Đặng Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Hồng, Lý Thị Huệ và Trịnh Sóng Biển, 2017. Đặc điểm biến đổi sau trầm tích của đá vôi Miocen giữa Hệ tầng Tri Tôn nam bể sông Hồng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 5.

Các bài báo khác