Đánh giá nguy cơ tổn thương do nhiễm mặn nước dưới đất vùng Tiền Giang bằng phương pháp GALDIT và đề xuất mạng lưới quan trắc xâm nhập mặn
- Tác giả: Trần Thanh Cảnh 1 *, Nguyễn Bách Thảo 2, 3, Bùi Trần Vượng 1
Cơ quan:
1 Liên đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Việt Nam;
2 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội;
3 Trung tâm Phân tích Thí nghiệm chất lượng cao, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Tổn thương nước dưới đất, Xâm nhập mặn, Mạng quan trắc, Tiền Giang
- Nhận bài: 15-01-2018
- Sửa xong: 05-05-2018
- Chấp nhận: 30-06-2018
- Ngày đăng: 30-06-2018
- Lĩnh vực: Môi trường
Tóm tắt:
Phương pháp GALDIT được Chachadi và Lobo-ferreira đề xuất năm 2001 và được điều chỉnh năm 2005 để đánh giá mộ cách có hệ thống nguy cơ tổn thương nước dưới đất do xâm nhập mặn. Phương pháp này đã sử dụng 05 chỉ số liên quan đến đặc điểm của tầng chứa nước gồm, kiểu tầng chứa nước (G), hệ số thấm của tầng chứa nước (A), cốt cao mực nước dưới đất (L), khoảng cách từ điểm nghiên cứu tới ranh mặn-nhạt (D); tác độg của xâm nhập mặn (I) và chỉ số về chiều dày tầng chứa nước (T). Dựa trên điểm số thu được tại các điểm nghiên cứu trong tầng chứa nước Pliocen dưới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhóm tác giả thành lập được bản đồ phân vùng mức đô nguy cơ tổn thương, trong đó, vùng có nguy cơ tổn thương rất cao chiếm 0,1%, vùng có nguy cơ tổn thương cao chiếm tới 76,9%, vùng có nguy cơ tổn thương trung bình chiếm 23,0% diện tích vùng nghiên cứu và không tồn tại vùng có nguy có tổn thương thấp. Căn cứ bản đồ phân vùng nguy cơ tổn thương và hiện trạng ranh giới mặn - nhạt của tầng chứa nước, nhóm tác giả đề xuất mạng lưới quan trắc xâm nhập mặn gồm 38 công trình được chia thành hai nhóm: quan trắc theo diện (17 lỗ khoan) và quan trắc theo tuyến bốtrí dọc theo ranh mặn - nhạt (21 lỗ khoan).
Các bài báo khác