Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương với nhiễm bẩn của các tầng chứa nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1062
  • Cơ quan:

    Phòng kế hoạch - kỹ thuật, Liên đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2018
  • Sửa xong: 12-03-2018
  • Chấp nhận: 30-06-2018
  • Ngày đăng: 30-06-2018
Lượt xem: 1987
Lượt tải: 657
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 64
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả sử dụng hệ thống DRASTIC, là hệ thống sử dụng 7 yếu tố liên quan đến sự di chuyển và phân tán của chất bẩn vào nước dưới đất: độ sâu mực nước dưới đất, lượng bổ cập, thành phần đất đá tầng chứa nước, thành phần đất đá lớp phủ, độ dốc địa hình, đới thông khí và tính thấm của tầng chứa nước. Trong mỗi yếu tố có xét đến mức độ tác động nhiễm bẩn và vai trò của nó trong hệ thống. Qua các tài liệu nghiên cứu tại vùng khảo sát, tác giả đã xác định được chỉ số DRASTIC (DI) biến đổi từ 64 đến 186, qua đó phân ra 5 vùng, phản ánh mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn khác nhau của nước dưới đất tại tỉnh Đồng Nai là: vùng có mức độ tổn thương với nhiễm bẩn rất thấp (DI 80): phân bố ở các thành tạo phun trào Kreta, có tổng diện tích 171,3km2, chiếm khoảng 2,91% diện tích toàn tỉnh, thường gặp ở những núi cao là các khoảnh nhỏ ở Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc...; vùng có mức độ tổn thương với nhiễm bẩn thấp (80 < DI 110): phân bố ở các trầm tích lục nguyên tuổi Jura, có tổng diện tích 1469,0km2, chiếm khoảng 24,92% diện tích toàn tỉnh. Phân bố ở Vĩnh Cửu, Trị An, Tân Phú, tây nam Xuân Lộc, nam Long Thành...; vùng có mức độ tổn thương với nhiễm bẩn trung bình (110 < DI 130): phân bố ở các trầm tích lục nguyên tuổi Jura có độ dốc địa hình nhỏ hoặc các trầm tích Kainozoi, có tổng diện tích 1216,0km2, chiếm khoảng 20,63% diện tích toàn tỉnh. Phân bố trên diện rộng ở Vĩnh Cửu, Trị An, TP. Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, một vài khoảnh nhỏ ở Tân Phú, Xuân Lộc...; vùng có mức độ tổn thương với nhiễm bẩn cao (130 < DI150): phân bố ở các thành tạo Bazan, các trầm tích Holocen ven sông Đồng Nai hoặc các khối đá tuổi T2, K1, có tổng diện tích 747,4km2, chiếm khoảng 12,68% diện tích toàn tỉnh. Phân bố trên diện rộng ở Tân Phú, Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc,...; vùng có mức độ tổn thương với nhiễm bẩn rất cao (DI > 150): phân bố ở các thành tạo Bazan có độ dốc địa hình nhỏ, lớp phủ là sét co ngót, có tổng diện tích 1937,0km2, chiếm khoảng 32,85% diện tích toàn tỉnh. Phân bố trên diện rộng ở Long Thành, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán...

Trích dẫn
Nguyễn Công Tài, 2018. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương với nhiễm bẩn của các tầng chứa nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 3.

Các bài báo khác