Nghiên cứu dịch chuyển biến dạng bề mặt đất do khai thác vỉa dày bằng công nghệ khai thác dọc vỉa phân tầng và thượng (block ngang nghiêng) mỏ than mạo khê

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=106
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 25-05-2012
  • Sửa xong: 16-07-2012
  • Chấp nhận: 30-07-2012
  • Ngày đăng: 30-07-2012
Lượt xem: 2609
Lượt tải: 698
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 69
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Vỉa 8 cánh Đông Nam mỏ than Mạo khê có chiều dày vỉa từ 3-5(m), với độ dốc trung bình 550, được khai thác bằng các lò dọc vỉa phân tầng và thượng (block ngang nghiêng). Mỗi phân tầng (bước block) cách nhau 13-14(m), các lò thượng cách nhau từ 60-80 (m). Việc áp dụng hệ thống khai thác này đã ảnh hưởng đến đặc điểm quá trình dịch chuyển biến dạng bề mặt mỏ so với các công nghệ khai thác trước đây. Để nghiên cứu chi tiết, mỏ than Mạo khê đã bố trí 5 tuyến quan trắc trên bề mặt mỏ nhằm xác định các tính chất, đặc điểm dịch chuyển biến dạng. Từ công tác xử lý số liệu quan trắc đã rút ra một số đặc điểm dịch chuyển biến dạng bề mặt mỏ than Mạo khê do ảnh hưởng hệ thống block ngang nghiêng

Trích dẫn
Vương Trọng Kha và Phạm Văn Chung, 2012. Nghiên cứu dịch chuyển biến dạng bề mặt đất do khai thác vỉa dày bằng công nghệ khai thác dọc vỉa phân tầng và thượng (block ngang nghiêng) mỏ than mạo khê, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 39.

Các bài báo khác