Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mưa và nước sông, biển đến tầng chứa nước Holocen tỉnh Thái Bình
Cơ quan:
1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
2 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
3 Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Tầng chứa nước, Bổ cập, Trữ lượng, Thái Bình
- Nhận bài: 15-01-2018
- Sửa xong: 20-03-2018
- Chấp nhận: 28-06-2018
- Ngày đăng: 30-06-2018
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Thái Bình là một tỉnh ven biển của đồng bằng sông Hồng, nơi có tầng chứa nước (TCN) Holocen được phân bố với đặc điểm thủy địa hóa phức tạp, khu vực nước mặn, lợ và nhạtđan xen. Tầng chứa nước này chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, tổng lượng nước tính toán bổ cập vào TCN là 345.460 m3/ng. Bên cạnh đó tầng chứa nước còn chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước sông, dao động của mực nước trong TCN đồng pha với lên xuống của thủy triều trong phạm vi 1,5 ÷ 3,0 km so với đường bờ. Tổng lượng nước bổ cập từ nước sông, biển cho TCN là 300 m3/ngày. Do có sự bổ cập của của nước mưa, nước sông đã góp phần vào quá trình rửa mặn cho TCN, theo tính toán diện tích vùng nước mặn trên toàn tỉnh thu hẹp khoảng 180 km2, từ 700,5 km2 năm 1996 xuống 521,1 km2 như hiện nay. Dựa vào mô hình VISUAL MODFLOW kết hợp phần mềm SEAWAT, dự báo đến năm 2100, với tốc độ gia tăng về lượng mưa, sự dâng lên của mực nước sông, biển như hiện nay, ranh giới mặn – nhạt của TCN thay đổi, diện tích vùng nước mặn tiếp tục được thu hẹp khoảng 103,5 km2 và trữ lượng nước nhạt trên toàn tỉnh đạt khoảng 860 triệu m3.
Các bài báo khác