Hiện trạng xâm nhập mặn nước dưới đất vùng thành phố Đà Nẵng và giải pháp khai thác hợp lý

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1056
  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Trung tâm Phân tích Thí nghiệm chất lượng cao, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    3 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam;
    4 Phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 24-11-2017
  • Sửa xong: 20-04-2018
  • Chấp nhận: 30-06-2018
  • Ngày đăng: 30-06-2018
Lượt xem: 2159
Lượt tải: 741
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 73
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày kết quả đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn nước dưới đất tầng chứa nước lỗ hổng vùng thành phố Đà Nẵng, dự báo khả năng xâm nhập mặn giai đoạn 2020-2050 và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất sử dụng mô hình số SEAWAT. Kết quả từ mô hình cho thấy, nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng đều có hiện tượng nhiễm mặn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều trên sông Hàn, sông Cu Đê và quá trình xâm nhập mặn từ biển Đông. Kết quả dự báo cho các kịch bản khai thác đã chỉ ra rằng thành phố Đà Nẵng có thể khai thác nước dưới đất kết hợp với khai thác nước mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một số khu vực tập trung đông dân cư. Kịch bản khai thác hợp lý nước dưới đất với tổng lưu lượng 12.000m3/ngày tại 3 bãi giếng Hòa Khánh, Liên Chiểu và Non Nước đã được kiểm chứng bằng mô hình số.

Trích dẫn
Nguyễn Bách Thảo, , Cao Việt Anh, Nguyễn Diệu Trinh, Hoàng Thanh Sơn và Nguyễn Văn Duyên, 2018. Hiện trạng xâm nhập mặn nước dưới đất vùng thành phố Đà Nẵng và giải pháp khai thác hợp lý, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 3.

Các bài báo khác