Đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý và dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
- Tác giả: Nguyễn Mai Hoa
Cơ quan:
Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Thu gom, Xử lý, Chất thải rắn sinh hoạt, Đồng bằng sông Hồng
- Nhận bài: 11-08-2019
- Sửa xong: 06-09-2019
- Chấp nhận: 31-10-2019
- Ngày đăng: 31-10-2019
- Lĩnh vực: Môi trường
Tóm tắt:
Chấtthải rắn không được thu gom, xửlýđúng cách đang là mộttrong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nông thôn nước ta. Đồng bằng sông Hồng là khu vực tập trung đông dân cư của cả nước, trong đó có dân cư nông thôn vì vậy vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn hiện nay đang ngày càng trở nên cấp bách. Bằng phương pháp thu thập tài liệu, điều tra khảo sát và tham vấn cộng đồng, bài báo đã xác định được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh của 9 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là 1.572.519,8 tấn/năm, lượng chất thải được thu gom là 1.246.988,2 tấn/năm, chiếm 79,3% lượng phát sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom giữa các địa phương có sự chênh lệch rõ rệt, dao động trong khoảng từ 67÷95%. Chỉ có 2,67% lượng chất thải rắn được phân loại tại nguồn (tương ứng với 42.077 tấn/năm). Hiện tại, trong khu vực nghiên cứu đang phổbiến 4 phương pháp xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: 52,46% xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 15,49% xử lý bằng phương pháp đốt tập trung; tỷ lệ xử lý bằng phương pháp compostlà 1,16%; 30,89% lượng chất thải còn lại được các hộ dân tự xử lý (đốt, chôn lấp hoặc ủ phân ngay trong vườn). Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạtnông thôn phát sinh của 9 tỉnh nghiên cứu vào năm 2034 sẽđạt 4.198.819,5 tấn. Đểgóp phần xây dựng và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng bền vững thì nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đểbảo vệ chất lượng môi trường sống là một yêu cầu rất cấp thiết.
Các bài báo khác