Hiệu quả phương pháp đo sâu từ tellua âm tần kết hợp đo mặt cắt điện trong xác định cấu trúc địa chất trẻ khu vực Quảng Nam, miền Trung Việt Nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1036
  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn địa chất Xạ - Hiếm, Nam Từ Liêm, Hà Nội;
    2 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 11-08-2019
  • Sửa xong: 01-10-2019
  • Chấp nhận: 31-10-2019
  • Ngày đăng: 31-10-2019
Lượt xem: 2108
Lượt tải: 882
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 87
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Kết quả khảo sát và xử lý sốliệu từ tellua âm tần và đối sánh với một sốmặt cắt điện bằng mô hình 2D cho các tuyến cắt ngang cấu trúc bồn trầm tích Kainozoi Quảng Nam ở khu vực trung và hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) đã xác định rõ vị trívà bề rộng đới ảnh hưởng của các đứt gãy cũng như các đới dập vỡ cắt qua đá móng và trong các tầng trầm tích Đệ Tứ trong phạm vi vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin cơ sở khá tin cậy đểgiúp dự báo hình thái, vị trí và dạng nằm của đứt gãy kiến tạo, góp phần khẳng định sự tồn tại của các hệ thống đứt gãy ẩn suy đoán được từ các phân tích địa mạo - kiến tạo và các thông sốđịa chất khác. Kết quả nghiên cứu này cũng khẳng định tính khả thi của việc áp dụng phương pháp từ tellua âm tần kếthợp đo sâu điện trong việc nghiên cứu cấu trúc địa chất các tầng nông ở Bồn trũng Quảng Nam và có thểáp dụng cho các vùng khác có nền địa chất tương tự.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Tuyên, Trần Thanh Hải và Phan Văn Bình, 2019. Hiệu quả phương pháp đo sâu từ tellua âm tần kết hợp đo mặt cắt điện trong xác định cấu trúc địa chất trẻ khu vực Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 5.

Các bài báo khác