Kết quả tính toán về tài nguyên nước dưới đất ở Tây Nguyên
- Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy 1 *, Ngô Tuấn Tú 1, Hà Hải Dương 2, Đoàn Văn Cánh 3, Nguyễn Minh Tiến 2, Đặng Xuân Phong 4, Vũ Thị Minh Nguyệt 4
Cơ quan:
1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
2 Viện tưới tiêu, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Việt Nam;
3 Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam, Việt Nam;
4 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Tây Nguyên, Tài nguyên nước, Trữ lượng có thể khai thác, Bổ cập, nước mưa
- Nhận bài: 21-08-2019
- Sửa xong: 15-10-2019
- Chấp nhận: 31-10-2019
- Ngày đăng: 31-10-2019
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Tài nguyên nước mặt và nước dưới đất ở Tây Nguyên được hình thành từ một nguồn duy nhất là nước mưa, không nhận được nguồn nước từ nơi khác đến. Theo kết quả quan trắc cập nhật giai đoạn 2005÷2016, tổng lượng mưa trung bình năm ở Tây Nguyên đạt khoảng 119,94 tỷ m3, phần lớn tạo thành dòng chảy mặt, một phần bốc hơi, phần còn lại ngấm xuống đất. Theo tính toán, lượng nước ngấm xuống đất phần lớn lại tạo thành dòng nước dưới đất chảy ra sông, chỉ một lượng nhỏ là 0,55 tỷ m3 (chiếm 0,46% tổng lượng mưa) được giữ lại trong tầng chứa nước gọi là bổ cập tự nhiên từ nước mưa cho nước dưới đất. Mối quan hệ ràng buộc ấy tạo nên một sự xung đột trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên
Các bài báo khác