Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất khu vực cửa sông ba lạt dựa trên tư liệu viễn thám đa thời gian và gis

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=339
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 11-09-2014
  • Sửa xong: 17-10-2014
  • Chấp nhận: 30-10-2014
  • Ngày đăng: 30-10-2014
Lượt xem: 2340
Lượt tải: 923
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 91
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Chuyển đổi sử dụng đất hiện đang là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố môi trường toàn cầu. Sau thời kỳ đổi mới, khu vực nghiên cứu đã xảy ra sự biến động rất nhanh và đa dạng về sử dụng đất, do đó chúng tôi đã sử dụng chuỗi ảnh vệ tinh Landsat TM trong 5 thời điểm từ năm 1989 đến 2009 nhằm đánh giá qúa trình biến động chi tiết hơn. Sự tích hợp giữa hai phương pháp phân loại định hướng đối tượng và phân loại dựa trên vùng đối tượng được sử dụng trong nghiên cứu này đã nâng cao độ chính xác các kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình Markov để dự báo những tác động của con người đến sự thay đổi sử dụng đất đến năm 2020 tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng chuyển đổi sử dụng đất tại Giao Thủy (khu vực thuộc cửa sông Ba Lạt) chủ yếu biến động trên loại hình đất nuôi trồng thủy sản. Kết quả mô hình Markov cũng cho thấy một xu hướng biến động không khả quan, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển bền vững của địa phương.

Trích dẫn
Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Làn và Nguyễn Tiến Quỳnh, 2014. Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất khu vực cửa sông ba lạt dựa trên tư liệu viễn thám đa thời gian và gis, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 48.