Các kiểu thành hệ quặng và triển vọng khoáng sản Thori trên lãnh thổ Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 29-03-2022
  • Sửa xong: 13-07-2022
  • Chấp nhận: 21-08-2022
  • Ngày đăng: 31-10-2022
Trang: 69 - 81
Lượt xem: 3501
Lượt tải: 2162
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 215
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Ở nước ta, khoáng sản thori đã được quan tâm trong các công trình nghiên cứu địa chất và điều tra khoáng sản từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước; tuy nhiên công tác điều tra, đánh giá về tiềm năng tài nguyên thori chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước, kết hợp với tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả đã xác lập được 09 kiểu thành hệ quặng thori phân bố trong 03 vùng khoáng hóa có mức độ triển vọng khác nhau; trong đó 03 kiểu thành hệ: thorianit - uraninit trong pegmatit; basnhezit - thorit - uranpiroclo và đất hiếm - thori - urani trong thành tạo deluvi - proluvi là có triển vọng nhất.Kết quả nghiên cứu đã xác lập được 01 diện tích rất có triển vọng (cấp A), 06 diện tích triển vọng (cấp B) và 02 diện tích chưa rõ triển vọng (cấp C); đồng thời dự báo tài nguyên thori trong quặng đất hiếm ở mỏ Nậm Xe (Lai Châu) và khu Mường Hum (Lào Cai). Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá thori cũng như nghiên cứu các chính sách về loại khoáng sản này; trước mắt cần tập trung ở các diện tích rất có triển vọng và có triển vọng, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu về sinh khoáng thori trên 03 vùng khoáng hóa đã xác lập.

Trích dẫn
Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Phương, Nguyễn Phương Đông, Trần Việt Anh, Lưu Công Trí, Trịnh Đức Thiện và Phan Hoàng Giang, 2022. Các kiểu thành hệ quặng và triển vọng khoáng sản Thori trên lãnh thổ Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 5, tr. 69-81.
Tài liệu tham khảo

Emsley, J., (2001). Nature's Building Blocks. Oxford University Press, 441 pp. ISBN 0198503407.

Hồ, N., (1968). Báo cáo kết quả tìm kiếm quặng phóng xạ - đất hiếm vùng Thèn Sin - Tam Đường - Phong Thổ - Lai Châu. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

IEAE-TECDOC-1877, (2019). World Thorium Occurrences, Deposits and Resources. Vienna, Austria.

Jayaram, K.M.V., (1987). An overview of world thori resources, incentives for further exploration and forecast for thori requirements. Atomic Minerals Division, Department of Atomic Energy, Hyderabad, India.

Miloš, R., (2017). Nature, Sources, Resources, and Production of Thori in Takashiro, A. (editor, 2017). Descriptive Inorganic Chemistry Researches of Metal Compounds. DOI: 10.5772/intechopen. 68304

René, M., (2017). Nature, Sources, Resources, and Production of Thorium, in T. Akitsu (ed.), Descriptive Inorganic Chemistry Researches of Metal Compounds. IntechOpen, London. 10.5772/intechopen.68304.

Nguyễn, P., Doãn, H.C., Nguyễn, Q.H., Nguyễn, Đ.Đ., Nguyễn, T.G., Trịnh, Đ.H., (2008). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm - thăm dò urani trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân. Đề tài thuộc Dự án KHCN trọng điểm cấp Bộ. Mã số B-2006-02-25 TĐ. Lưu trữ thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Nguyễn, V.H., (cb) (1986a). Báo cáo Kết quả tìm kiếm kim loại phóng xạ - đất hiếm hữu ngạn Sông Hồng. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

Nguyễn, V.H., (cb) (1986b). Báo cáo sinh khoáng và chuẩn đoán quặng kim loại phóng xạ lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

Phạm, V.Đ., (1986). Báo cáo đánh giá triển vọng quặng phóng xạ dải Thanh Sơn - Tú Lệ - Phong Thổ. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội.

Phan, Q.V., Nguyễn, P., Đào, T.T., Trịnh, Đ.H., (2019). Báo cáo Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư Việt Nam - CHLB Đức “Hợp tác nghiên cứu thành phần vật chất, đề xuất quy trình công nghệ chế biến, định hướng phương pháp khai thác và bảo vệ môi trường mỏ đất hiếm Nam Nậm Xe, tỉnh Lai Châu, Việt Nam”, mã số NĐT-02.GER/15, Lưu trữ Thư viện Quốc gia, Hà Nội.

Kara, M., (2008). Thorium as an energy source-opportunities for Norway. Thorium Report Committee, Norway.

Các bài báo khác