Đặc điểm địa hóa, địa chất chỉ thị khoáng hóa Wolfram định hướng tìm kiếm kiểu mỏ Wolfram khu vực thôn Vàu - Đông Giang (Quảng Nam) và vùng lân cận

  • Cơ quan:

    1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Địa chất Viễn đông, Vladivostok, Liên bang Nga

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-03-2022
  • Sửa xong: 02-07-2022
  • Chấp nhận: 12-08-2022
  • Ngày đăng: 31-10-2022
Trang: 58 - 68
Lượt xem: 3150
Lượt tải: 2140
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 213
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khoáng hóa Wolfram (W) khu vực thôn Vàu - Đông Giang (Quảng Nam) phân bố dọc theo suối nhỏ đi cùng với các khoáng hóa sulfua khác, ở dạng tảng lăn từ nhỏ tới lớn. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gặp sheelit, pyrotin, arsenopyrit; ít chalcopyrit, pyrit. Quặng phân bố kiểu mạng mạch trong các đá trầm tích biến chất màu xám, xám sáng thành phần thạch anh - mica xen đá phiến thạch anh felspat mica, phiến sericit, phiến bị sericit hóa thuộc hệ tầng A Vương (Tập 3). Sheelit tồn tại khu vực biểu hiện sừng hóa, bezerit hóa; vùng lân cận gặp biểu hiện skarn yếu. Chúng có những biểu hiện của kiểu mỏ W skarn. Đặc điểm địa hóa với thành phần W trong quặng đạt tới 2323 ppm (0,023%), As - 110366 ppm (1,10%), Co - 212,3 ppm; đá granit liên quan (Granit khối Bà Nà) đạt 1517 ppm W thuộc rìa khối magma (Alaskit hạt nhỏ, giống với thành phần các tảng lăn ở dải quặng), trung tâm khối là granit hạt nhỏ với hàm lượng 794 ppm. Như vậy, hai kiểu đá granit có tính chuyên hóa sinh khoáng rất cao W (Ktt = 397 (granit hạt nhỏ); Ktt = 758,7 (Granit Alaskit). Ngoài ra, các đá này còn có tính chuyên hóa sinh khoáng về As (277,4 ppm trong granit hạt nhỏ; 29,9 ppm trong alaskit).

Trích dẫn
Nguyễn Văn Niệm, Đỗ Đức Nguyên, Nguyễn Văn Nam và Maksim Blokhin, 2022. Đặc điểm địa hóa, địa chất chỉ thị khoáng hóa Wolfram định hướng tìm kiếm kiểu mỏ Wolfram khu vực thôn Vàu - Đông Giang (Quảng Nam) và vùng lân cận, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 5, tr. 58-68.
Tài liệu tham khảo

Blevin, P., (2004). Metallogeny of granite rocks. The Ishihara Symposium: Granites and associated metallogenesis. Geoscience Australia.

British Geological Survey, (2011). Tungsten. Natural Environment Research Council. www. MineralsUK.com

Cát, N.H., (Chủ biên), (1996). Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng tỷ lệ 1/50.000. LTĐC, Hà Nội.

Einaudi, M.T., (1982). Descriptions of skarns associated with porphyry copper plutons. In: Titley SR (ed). Advances in geology of porphyry copper deposits, southwestern North America, University of Arizona Press, pp 185-210.

Lawrence, D.M., (1997). Application of Skarn deposit zonation Model to mineral exploration. Explo. Mining Geol. Vo.6, No.2, pp 185-208.

Lê, Đ.P., (2009). Thạch luận granitoit khối Hải Vân. Science & Technology Development, Vol 12, No.05 - 2009

Nguyễn, V.N., (Chủ nhiệm), (2015). Nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.

Nguyễn, V.N., (Chủ nhiệm), (2019). Nghiên cứu chuyên hóa địa hóa molipden các thành tạo granitoid kiểu Bà Nà và tiềm năng sinh khoáng Mo của chúng. Mã số: TNMT.2016. 03.05. Bộ Khoa học và Công nghệ. Hà Nội.

Nguyễn, X.B., (Chủ biên), (2000). Nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam. Liên đoàn địa chất Miền Nam. TP HCM.

Các bài báo khác