Nghiên cứu áp dụng tổ hợp giàn chống thủy lực di động trong đào lò và khai thác tại Công ty Cổ phần than Mông Dương - Vinacomin

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-04-2021
  • Sửa xong: 29-07-2021
  • Chấp nhận: 31-08-2021
  • Ngày đăng: 01-12-2021
Trang: 1 - 10
Lượt xem: 1859
Lượt tải: 945
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 94
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Chiến lược ngành than Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 là không ngừng tăng sản lượng khai thác. Đặc biệt là cơ cấu chuyển dịch sang khai thác than bằng phương pháp hầm lò sẽ là chủ yếu. Hiện nay và trong tương lai hầu như các mỏ khai thác than hầm lò của Việt Nam đều phải thực hiện việc mở rộng diện khai thác, áp dụng công nghệ thiết bị tiên tiến,… để đáp ứng tăng sản lượng khai thác mỏ. Song một vấn đề từ lâu mà các mỏ khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh chưa cải thiện được nhiều, đó là việc đẩy nhanh tốc độ đào lò. Đây là một trong những vấn đề gây ra ách tắc trong sản xuất khi cần phải tăng sản lượng khai thác. Bài báo đã nghiên cứu thiết kế áp dụng tổ hợp giàn chống thủy lực di động cho công tác đào lò và khai thác tại Công ty than Mông Dương - Vinacomin. Đây là một loại hình công nghệ tiên tiến trong đào lò đã được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới trong thời gian qua, nhằm đẩy nhanh tốc độ và đảm bảo an toàn rất hữu hiệu. Việc áp dụng tổ hợp giàn chống thủy lực di động trong đào lò sẽ giải quyết được yêu cầu cấp bách hiện nay là đẩy nhanh tiến độ đào lò từ 30÷50% và đảm bảo an toàn lao động. Bài báo này đã nghiên cứu và thiết kế áp dụng cho việc đào lò xuyên vỉa mức -400 m tại Công ty Cổ phần than Mông Dương - Vinacomin. Đường lò xuyên vỉa mức -400 m là một đường lò đào có điều kiện tương đối đặc trưng của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Việc thiết kế áp dụng thử nghiệm sẽ có tính phổ cập và làm tăng độ tin cậy của loại hình công nghệ tiên tiến này trong việc định hướng của ngành khai thác than hầm lò ở nước ta.

Trích dẫn
Nguyễn Cao Khải và Ngô Văn Khương, 2021. Nghiên cứu áp dụng tổ hợp giàn chống thủy lực di động trong đào lò và khai thác tại Công ty Cổ phần than Mông Dương - Vinacomin, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5a, tr. 1-10.
Tài liệu tham khảo