Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất quặng titan trong tầng cát đỏ khu vực Bình Thuận

  • Cơ quan:

    1 Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Hà Nội , Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội , Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2021
  • Sửa xong: 26-05-2021
  • Chấp nhận: 19-06-2021
  • Ngày đăng: 20-07-2021
Trang: 103 - 110
Lượt xem: 1993
Lượt tải: 1050
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 104
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bình Thuận là khu vực có tiềm năng lớn về quặng titan nằm trong tầng cát đỏ. Trong các nghiên cứu trước đây, quy trình công nghệ và thiết bị phù hợp để tuyển có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản này đã được xác lập. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, vấn đề về dạng tồn tại của mangan trong tinh quặng ilmenit còn chưa được làm sáng tỏ và do vậy cũng chưa định hướng phương pháp xử lý tách mangan ra khỏi tinh quặng ilmenit một cách hiệu quả. Để góp phần làm sáng tỏ dạng tồn tại của mangan trong tinh quặng ilmenit, trong nghiên cứu này đã tiến hành sử dụng tổ hợp các phương pháp phân tích trọng sa, phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM-EDS), và phương pháp quang phổ Raman nhằm xác định thành phần khoáng vật, thành phần hóa học của tinh quặng ilmenit, cũng như xác định các nguyên tử trong tinh thể ilmenit. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng trong tinh quặng ilmenit khu vực nghiên cứu có chứa Mn với tỉ lệ nhất định, trung bình khoảng 3,0%. Mangan được nhận định tồn tại dưới dạng thay thế đồng hình một phần nhỏ giữa ion Mn2+ và Fe2+ trong tinh thể khoáng vật ilmenit, tạo nên khoáng vật trung gian ilmenit-pyrophanit với công thức (Fex,Mn1-x)TiO3. Kết quả nghiên cứu đạt được góp phần cho việc định hướng trong quá trình tuyển luyện, nhằm loại bỏ Mn đạt hiệu quả cao.

Trích dẫn
Nguyễn Thị Hồng Gấm, Bùi Hoàng Bắc và Nhữ Thị Kim Dung, 2021. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất quặng titan trong tầng cát đỏ khu vực Bình Thuận, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 3b, tr. 103-110.
Tài liệu tham khảo

Lương Quang Khang, Khương Thế Hùng, (2016). Binh Thuan., Distribution and potential of the titanium, zircon and rare earth minerals in the coastal placer, South Suoi Nhum, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 54, 56-65.

Bùi Tất Hợp, (2010). Đánh giá tiềm năng sa khoáng tổng hợp ven biển miền Trung Việt Nam, sử dụng hợp lý kinh tế chúng và bảo vệ môi trường. Luận án tiến sĩ địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Nguyen Tien Dung, Bui Hoang Bac, Do Manh An, Tran Thi Van Anh, (2017). Distribution and Reserve Potential of Titanium-Zirconium Heavy Minerals in Quang an Area, Thua Thien Hue Province, Vietnam, Advances and Applications in Geospatial Technology and Earth Resources, 326-339

Quyết định số 1546/QĐ-TTg, (2013). Quyết định phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030. Ngày 03/09/2013.

Tổng cục địa chất và Khoáng sản – Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2010). Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan – zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu.

 Nguyễn Thị Hồng Gấm, (2016). Nghiên cứu công nghệ khai thác và tuyển hợp lý nhằm phát triển bền vững tài nguyên sa khoáng titan – zircon trong tầng cát đỏ khu vực Bình Thuận, Việt Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.

 Waychunas, GA., (1991). Crystal chemistry of oxides and oxyhydroxides. in Rev. Min., 25, oxide minerals, D.H. Lindsley, ed., 11-68.

Wu X., Qin S., Dubrovinsky L., (2010). Structural characterization of the FeTiO3-MnTiO3 solid solution. Journal of Solid State Chemistry 183 (2010) 2483-2489.

Guan X.F., Zheng J., Zhao M.L., Li L.P., Li G.S., (2013). Synthesis of FeTiO3 nanosheets with {0001} facets exposed: enhanced electrochemical performance and catalytic activity. RSC Advances, 2013, 3, 13635.

Trần Thị Hiến và nnk., (2015). Nghiên cứu tuyển quặng titan – zircon khu Lương Sơn 1, Bắc Bình, Bình Thuận. Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, phụ lục kết quả phân tích.