So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng

  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-06-2020
  • Sửa xong: 23-07-2020
  • Chấp nhận: 31-08-2020
  • Ngày đăng: 31-08-2020
Trang: 57 - 66
Lượt xem: 1958
Lượt tải: 1056
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 105
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hai phương pháp thí nghiệm nhanh tại hiện trường nhằm xác định hệ số thấm thủy lực của đất đá tầng chứa nước bao gồm phương pháp sử dụng thể tích chiếm chỗ và phương pháp sử dụng khí nén đã được tiến hành trong các giếng bãi thí nghiệm Đan Phượng nhằm đánh giá, so sánh khả năng áp dụng. Các phương pháp thí nghiệm được tiến hành lặp lại trên cùng một giếng và hệ số thấm thủy lực được tính toán theo Hvorslev. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số thấm xác định bằng các phương pháp slug test có tương quan khá chặt chẽ với R2 = 0.93. Nhìn chung, các phương pháp slug test khắc phục được một số hạn chế của phương pháp hút nước thí nghiệm, song vẫn còn một số hạn chế nhất định. So sánh 10 tiêu chí cơ bản của phương pháp thí nghiệm (áp dụng cùng điều kiện và đối tượng thí nghiệm) cho thấy phương pháp thí nghiệm slug test sử dụng thể tích chiếm chỗ đáp ứng được 7/10 tiêu chí trong khi phương pháp slug test sử dụng khí nén đáp ứng được 8/10 tiêu chí.

Trích dẫn
Nguyễn Bách Thảo, 2020. So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 4, tr. 57-66.
Tài liệu tham khảo

American Society of Standards and Methods (ASTM), (2007). D7242 Standard Practice for Field Pneumatic Slug Test; D4044. 

American Society of Standards and Methods (ASTM), (1991). Standard Test Method (Field Procedure) for Slug Tests for Determining Hydraulic Properties of Aquifers, v. 04.08.

Butler, James J. Jr., (1998). The Design, Performance, and Analysis of Slug Tests: LewisPublishers, Boca Raton, p. 252. 

Bouwer, H. and Rice, R. C., (1976). A slug test method for determining hydraulic conductivity of unconfined aquifers with completely or partially penetrating wells: Water Resources Research, Vol. 12, No. 3, page 423-428.

Đoàn Văn Cánh, Bùi Học, Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Kim Ngọc, (2002). Các phương pháp điều tra Địa chất thủy văn. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

Flemming Larsen, Pham Quy Nhan, Nguyen Bach Thao, (2008). Controlling geological and hydrogeological processes in an arsenic contaminated aquifer on the Red River flood plain, Vietnam. Applied Geochemistry, 23, 3099-3115.

Fetter, Charles W, (1994). Applied Hydrogeology, Third Edition. Prentice-Hall, Inc. Upper Saddle River.

Greene, E.A., and Shapiro, A.M, (1995). Methods of conducting air-pressurized slug tests and computation of type curves for estimating transmissivity and storativity: U.S. Geological Survey Open.

Hvorslev, M. J., (1951). Time Lag and Soil Permeability In Ground-Water Observations,U.S. Army Corps of Engineers Waterways Experimentation Station, Corps of Engineers, U.S. Army, Bulletin No. 36, page 1-53. 

Kruseman , G.P and De Ridder, N.A, (1994). Analysis amd Evaluation of Pumping test Data, International Institute for Land Reclamation and Improvement, Netherland. ILRI Publication 47, page 237-282.

Nguyễn Bách Thảo, Phạm Quý Nhân, Flemming Larsen, (2007). Xác định hệ số thấm bằng thí nghiệm slug test trong lỗ khoan đường kính nhỏ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa Chất, số 20.

Nguyễn Bách Thảo, Đặng Đình Phúc, (2006). Ứng dụng thí nghiệm đổ muối trong phòng để tính toán  các thông số Địa chất thủy văn. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 17, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, quyển 3, trang 185-192.

Nguyễn Bách Thảo, (2019). Nghiên cứu ứng dụng bộ thiết bị slug test sử dụng khí nén (pneumatic slug test) xác định hệ số thấm của tầng chứa nước lỗ hổng và trầm tích đáy sông. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc Địa kỹ thuật và xây dựng phục vụ phát triển bền vững, VIETGEO 2019, 10/2019, Vĩnh Long, 349-353.

Nguyễn Bách Thảo, (2007). Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất bằng thí nghiệm thấm rỉ (seepage) của đáy sông. Đề tài NCKH cấp Cơ sở mã số T2007-39, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Nguyễn Bách Thảo, (2011). Nghiên cứu, xác định mối tương quan giữa hệ số thấm và hệ số dẫn nước theo thí nghiệm thấm ngoài trời và thí nghiệm máng thấm trong phòng, lấy ví dụ vùng Đan Phượng, Hà Nội. Mã số: B2010-02-84; Bộ Giáo dục và Đào tạo. 137 trang.

Nguyễn Minh Lân, (2012). Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước sông và nước dưới đất, đề xuất hệ phương pháp xác định trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven sông Hồng từ thị xã Sơn Tây đến Hưng Yên. Mã số: TNMT.02.33; Đề tài Cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường. 203 trang.

Phạm Quý Nhân, Nguyễn Bách Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2007). Thí nghiệm cột thấm trong xác định các thông số Địa chất thủy văn phục vụ nghiên cứu dịch chuyển. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 03-2007trang 58-65.

Các bài báo khác