Thành lập bản đồ khô hạn tổng hợp tỉnh Ninh Thuận bằng phương pháp chiết xuất và tổng hợp thông tin địa không gian từ dữ liệu Landsat 8 OLI-TIR

  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai , Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    2 Khoa Trắc địa Bản đồ, Phân hiệu Đại học Tài Nguyên Môi trường Hà Nội tại Thanh Hóa, Việt Nam
    3 Trung tâm Biên giới và Địa giới, Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 19-06-2020
  • Sửa xong: 03-08-2020
  • Chấp nhận: 31-08-2020
  • Ngày đăng: 31-08-2020
Trang: 11 - 24
Lượt xem: 2012
Lượt tải: 1162
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 115
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hạn hán là một trong những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội nói chung và cuộc sống người dân nói riêng. Xác định hiện trạng để có biện pháp sớm với tình trạng khô hạn là cần thiết. Công nghệ viễn thám và GIS là một trong những công cụ chiết xuất, phân tích thông tin địa không gian ưu việt trong đánh giá mức độ hạn hán trên phạm vi lãnh thổ rộng. Khu vực thực nghiệm là tỉnh Ninh Thuận, nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng hạn hán do thiên tai (hoặc do con người gây ra). Năm chỉ số yếu tố thành phần được chia theo các cấp bậc quan trọng khác nhau chiết xuất từ dữ liệu Landsat 8 và được gán trọng số tùy mức độ ảnh hưởng theo phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Bản đồ kết quả đưa ra được hiện trạng khô hạn thể hiện bằng năm mức độ: không khô hạn, khô hạn thấp, trung bình, cao và rất cao, sau đó được so sánh với hệ thống cảnh báo hạn hán khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả cho thấy khu vực Ninh Phước, Ninh Sơn, Phan Rang là nơi có hiện tượng khô hạn cao hơn tại thời điểm mùa khô (chiếm khoảng 60% tổng diện tích tỉnh).

Trích dẫn
Đỗ Thị Phương Thảo, Dương Thị Mai Chinh, Lê Anh Tài, Trần Thị Tuyết Vinh và Nguyễn Thị Thu Hà, 2020. Thành lập bản đồ khô hạn tổng hợp tỉnh Ninh Thuận bằng phương pháp chiết xuất và tổng hợp thông tin địa không gian từ dữ liệu Landsat 8 OLI-TIR, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 4, tr. 11-24.
Tài liệu tham khảo

AghaKouchak, A.; Farahmand, A.; Melton, F. S.; Teixeira, J.; Anderson, M. C; Wardlow, Brian D.; and Hain, C. R., (2015). Remote sensing of drought: Progress, challenges and opportunities. NASA Publications, 151.

Bùi Quang Huy, Trần Trung Kiên, An Quang Hưng, Vũ Hữu Long, Nguyễn Vũ Giang, (2016). Ứng dụng tư liệu ảnh vệ tinh đa thời gian đánh giá nhanh mức độ khô hạn khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ. Viện Công nghệ Vũ trụ, Báo cáo kỹ thuật.

Eskinder Gidey, Oagile Dikinya, Reuben Sebego, Eagilwe Segosebe and Amanuel Zenebe, (2018). Analysis of the long-term agricultural drought onset, cessation, duration, frequency, severity and spatial extent using Vegetation Health Index (VHI) in Raya and its environs, Northern Ethiopia. Environmental Systems Research 7, Article number: 13.

Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan, Nguyễn Quang Chiến, (2014). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến TNN mặt vùng khô hạn Ninh Thuận. Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 8, 648 - 653.

Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng, (2008). Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tần xuất khô hạn năm ở tỉnh Ninh Thuận. Viện Khoa học và Thủy lợi miền Nam. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2008.

Rosalena I. R., Rokhmatuloh, Revi Hernina, (2014). Water Supplying Vegetation Index (WSVI) Analysis for Drought Rate Mapping in Bogor Regency. IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science 284 (2019). doi:10.1088/1755-1315/284/1/012014.

Saaty T.L., (1977). A scaling method for priorities in hierarchical structures. Journal of Mathematical Psychology 15, 234-281.

Trần Văn Tý, Đặng Thị Thu Hoài, Huỳnh Vương Thu Minh, (2015). Xây dựng bản đồ hạn hán đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đối khí hậu. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu, 226 - 233.

Trịnh Lê Hùng, Đào Khánh Hoài, (2015). Ứng dụng viễn thám đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 5 (70).

Vũ Thị Thu Hằng, Trần Thanh Hà, (2013). So sánh một vài chỉ số hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(25), 51-57.

Willibroad Gabila Buma and Sang-Il Lee, (2019). Multispectral Image-Based Estimation of Drought Patterns and Intensity around Lake Chad, Africa. Remote Sens. 11, 2534. doi:10. 3390/rs11212534.

Các bài báo khác