Áp dụng một số bài toán địa chất để dự báo độ sâu tồn tại và đánh giá triển vọng quặng Pb- Zn khu vực Chợ Đồn - Chợ Điền

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1145
  • Cơ quan:

    1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Liên đoàn Vật lý Địa chất, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Việt Nam;
    3 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam;
    4 Nghiên cứu sinh, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-08-2017
  • Sửa xong: 18-10-2017
  • Chấp nhận: 30-10-2017
  • Ngày đăng: 30-10-2017
Lượt xem: 1187
Lượt tải: 481
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 47
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới đạt được trong quá trình áp dụng phối hợp phương pháp toán địa chất với phương pháp truyền thống để dự báo độ sâu tồn tại và đánh giá triển vọng quặng chì, kẽm ẩn, sâu trong khu vực Chợ Đồn - Chợ Điền. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố khống chế quặng hóa chì - kẽm trong khu vực nghiên cứu là magma, cấu trúc kiến tạo và thạch địa tầng. Trong khu vực nghiên cứu các nguyên tố Sb, Ag, Cd, Cu có quan hệ khá chặt chẽ với Pb và Zn. Do đó, để tìm kiếm quặng chì kẽm trong khu vực bằng phương pháp địa hóa, ngoài Pb, Zn cần sử dụng tổ hợp nguyên tố Sb, Ag, Cd, Cu. Sử dụng phương pháp thống kê hai chiều đã xác định được mối quan hệ tương quan của các nguyên tố Pb, Zn, Sb, Ag, Cd, Cu với độ sâu tồn tại quặng hóa trong khu vực; đồng thời dự báo độ sâu tồn tại quặng. Kết quả thiết lập phương trình hồi quy diễn đạt sự phân bố của Pb - Zn theo chiều sâu cho thấy quặng chì - kẽm trong khu vực nghiên cứu chủ yếu tập trung từ cột + 900m đến cột +770m (phần trên mặt) và từ dưới cột +770 m đến côt+ 300 m (phần quặng ẩn, sâu), tương ứng độ sâu từ 100 m đến 500 m so với bề mặt địa hình hiện tại. Kết quả dự báo tài nguyên quặng ẩn, sâu theo phương pháp dự báo định lượng (tính từ độ sâu 100 - 500m so với bề mặt địa hình hiện tại ở từng khu mỏ) trong khu vực nghiên cứu đạt khoảng 2.831 - 3.082 nghìn tấn (Pb + Zn) và tập trung chủ yếu ở Phia Khao - Bô Pen, LaPointe - Lũng Hoài - Mán - Suốc, Bình Chai - Cao Binh, Bô Luông - Đèo An; tiếp đến là Lũng Cháy - Suối Teo - Khuổi Khem, Ba Bồ và Phù Sáp.

Trích dẫn
Nguyễn Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng, Tăng Đình Nam và Houmphavanh Phatthana, 2017. Áp dụng một số bài toán địa chất để dự báo độ sâu tồn tại và đánh giá triển vọng quặng Pb- Zn khu vực Chợ Đồn - Chợ Điền, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 5.