Đánh giá độ chính xác xác định tọa độ bằng trạm tham chiếu đơn hoạt động liên tục - CORS

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1114
  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-08-2017
  • Sửa xong: 18-10-2017
  • Chấp nhận: 29-12-2017
  • Ngày đăng: 29-12-2017
Lượt xem: 1525
Lượt tải: 704
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 70
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Công nghệ trạm CORS đã được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả khá cao trong công tác đo đạc thành lập các bản đồ phục vụ các công trình. Đối với nước ta, công nghệ này mới được đưa vào sử dụng gần đây nên các ứng dụng của nó trong công tác đo đạc bản đồ tỷ lệ lớn còn có những hạn chế nhất định. Để mở rộng các ứng dụng đối với công nghệ này cần phải phân tích đánh giá độ chính xác đạt được của nó trên cơ sở lý thuyết, và thực tế đạt được khi đo đạc. Để làm rõ khả năng vấn đề này chúng tôi tiến hành phân tích các sai số ảnh hưởng đến kết quả đo, đồng thời thành lập một mạng lưới tọa độ gồm 10 điểm: KH-1, KH-2, KH-3, KH-4, KH-5, KH-6, KH-7, KH-8, KH-9, KH-10, có độ chính xác đo đạc tương đương độ chính xác mạng lưới hạng IV để so sánh với các kết quả tọa độ xác định được bằng công nghệ trạm CORS. Qua kết quả so sánh cho thấy sai lệch tọa độ phẳng xác định bằng phương pháp đo GPS tĩnh và xác định bằng trạm CORS đơn là không lớn: ????? = 0,044 m, ????? = 0,004 m.. Với kết quả này có thể dùng trạm CORS đơn như đã có ở trường đại học Mỏ-Địa chất để thành lập các bản đồ địa chính có tỷ lệ 1:500 trở xuống, với khoảng cách từ trạm CORS tới khu đo không quá 7,5 km.

Trích dẫn
Vũ Trung Rụy và Phạm Công Khải, 2017. Đánh giá độ chính xác xác định tọa độ bằng trạm tham chiếu đơn hoạt động liên tục - CORS, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 6.

Các bài báo khác