Ứng dụng phương pháp Disco thành lập bản đồ khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước phun trào bazan vùng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=996
  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Công ty cổ phần Đầu tư Tài nguyên - Môi trường, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-01-2019
  • Sửa xong: 20-02-2019
  • Chấp nhận: 29-04-2019
  • Ngày đăng: 29-04-2019
Lượt xem: 1305
Lượt tải: 592
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 58
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tầng chứa nước trong thành tạo đá phun trào bazan có tiềm năng cung cấp nước nhất cho vùng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk cũng như cả Tây Nguyên. Nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước có cấu trúc khá phức tạp, có sự xen kẽ giữa vùng có mạng lưới khe nứt lớn, tính thấm tốt với những vùng có mạng lưới khe nứt nhỏ, tính thấm kém. Những vùng có hệ thống khe nứt lớn, nước từ trên mặt thấm xuống cung cấp cho tầng chứa nước rất nhanh và quá trình tự thấm lọc của chất bẩn xảy ra trong thời gian ngắn, tầng chứa nước này rất dễbị nhiễm bẩn. Xuất phát từ những đặc điểm trên, cần thiết nghiên cứu thành lập bản đồ khả năng tự bảo vệ nước dưới đất tầng chứa nước trong thành tạo đã phun trào bazan cho vùng Buôn Ma Thuột. Bằng phương pháp DISCO (Discontinuite - Couverture Protectrice) được phát triển bởi Trung tâm Địa chất thủy văn - Trường Đại học Neuchatel - Thụy Sỹ kết hợp với phần mềm ArcGIS, chúng tôi đã áp dụng xây dựng bản đồ khả năng tự bảo vệ cho tầng chứa nước nước trong thành tạo đá phun trào bazan vùng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. Phương pháp này dựa trên 3 đặc điểm cơ bản của tầng chứa nước: tính không liên tục của tầng - Discontinute (DIS), đặc điểm lớp phủ bảo vệ - Couverture Protectrice (CO), dòng chảy trên mặt (Ruiselement). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tầng chứa nước trong thành tạo bazan nứt nẻ có mức độ tự bảo vệ cao và chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu (trên 90 %). Phần còn lại của tầng chứa nước có mức độ tự bảo vệ trung bình

Trích dẫn
Dương Thị Thanh Thủy và Nguyễn Tuấn Long, 2019. Ứng dụng phương pháp Disco thành lập bản đồ khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước phun trào bazan vùng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 2.