Đánh giá suy giảm độ phì nhiêu đất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=925
  • Cơ quan:

    Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai , Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-06-2018
  • Sửa xong: 20-07-2018
  • Chấp nhận: 31-08-2018
  • Ngày đăng: 31-08-2018
Lượt xem: 1129
Lượt tải: 499
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Độ phì nhiêu đất nông nghiệp đang có chiều hướng xấu đi do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người và các yếu tố tự nhiên. Đất bị suy giảm độ phì nhiêu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đất. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định và đánh giá suy giảm độ phì nhiêu, tuy nhiên phương pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả là kết hợp phân tích đa tiêu chí (MCE) và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Kết quả đánh giá suy giảm độ phì nhiêu tại Hậu Giang cho thấy đất nông nghiệp của tỉnh chưa đến mức độ suy giảm nghiêm trọng. Diện tích bị suy giảm nặng chưa thấy xuất hiện, trong khi đó diện tích không bị suy giảm còn lớn (chiếm 43%). Diện tích suy giảm ở mức nhẹ chiếm 17,12% và suy giảm ở mức trung bình chiếm 39,87%. Để sử dụng hiệu quả và bền vững quỹ đất nông nghiệp hiện có, trong quá trình sản xuất cần phải tích hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện và duy trì độ phì nhiêu lâu dài

Trích dẫn
Trần Xuân Miễn, 2018. Đánh giá suy giảm độ phì nhiêu đất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 4.