Tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh bắc giang và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kết hợp với bảo vệ môi trường

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=83
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang;
    3 Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm

  • Nhận bài: 19-11-2011
  • Sửa xong: 12-01-2012
  • Chấp nhận: 30-01-2012
  • Ngày đăng: 30-01-2012
Lượt xem: 1575
Lượt tải: 495
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Theo kết quả điều tra địa chất khu vực, tìm kiếm và thăm dò, Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, nhất là sét gạch ngói và cát, cuội sỏi. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài cấp Bộ mã số B2009-02-77TĐ, tập thể đã phát hiện và ghi nhận bổ sung 2 điểm đá vôi và 1 điểm đá ryolit tại xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, 2 điểm cuội kết vôi tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam và dải cát vàng nằm trong thềm bậc I thuộc thung lũng sông Cầu ở khu vực huyện Hiệp Hoà. Các loại khoáng sản mới ghi nhận đều có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát vàng có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm chất độn bê tông mác cao trong xây dựng công nghiệp và dân dụng. Tổng tài nguyên đá carbonat làm vật liệu xây dựng khoảng 17 triệu m3; sét gạch ngói 465 triệu m3; cát xây dựng khoảng 13,9 triệu m3, trong đó cát vàng trong thềm bậc I là 5 triệu m3; cuội sỏi là 91,14 triệu m3. Nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do đó cần phải được quy hoạch và tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý kết hợp với bảo vệ môi trường

Trích dẫn
Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phạm Huy Long và Hoàng Văn Dũng, 2012. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh bắc giang và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kết hợp với bảo vệ môi trường, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 37.