Đánh giá ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản tại tỉnh lào cai

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=487
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 27-08-2015
  • Sửa xong: 14-10-2015
  • Chấp nhận: 30-10-2015
  • Ngày đăng: 30-10-2015
Lượt xem: 1608
Lượt tải: 502
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện nay, công tác đánh giá ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản ở nước ta nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng ngày càng được quan tâm. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu, kết hợp kết quả nghiên cứu ở một số khu vực khai thác khoáng sản ở tỉnh Lào Cai cho thấy các khu vực có hoạt động khoáng sản, lượng bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hoạt động vận tải ở mỏ cũng phát sinh lượng bụi đáng kể, kèm theo là ô nhiễm các chất khí độc như CO, NOx, SO2, ... Tuy nhiên bụi phát sinh trong quá trình vận tải ít hơn và phát tán nhanh theo tốc độ gió, nên hầu như nằm trong giới hạn cho phép. Nguồn nước xung quanh các khu mỏ hầu hết chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chất ô nhiễm trong nước chủ yếu là COD, BOD5, TSS và dầu mỡ, nước thải từ các nhà máy tuyển, luyện quặng, hàm lượng kim loại nặng hầu như vượt chỉ tiêu cho phép. Tổng liều tương đương trung bình năm lên người sống ở tỉnh Lào Cai giao động từ 77,05 đến 214 mrem/năm, trung bình 145mrem/năm, nằm trong mức trung bình của nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, quá trình khai thác khoáng sản ở Lào Cai còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bờ moong, bãi thải, vỡ hồ chứa quặng đuôi, sụt đất, ... . Đây là dạng tai biến có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên cũng như tính mạng của con người. Do vậy, công tác quản lý trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; đặc biệt công tác hậu kiểm và kiểm toán môi trường trong hoạt động khoáng cần được cần được quan tâm đúng mức

Trích dẫn
Nguyễn Phương, Nguyễn Thị Cúc và Phan Thị Mai Hoa, 2015. Đánh giá ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản tại tỉnh lào cai, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 52.