Nhận diện, đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng ở Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Nhóm nghiên cứu mạnh ISRM, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 07-12-2022
  • Sửa xong: 12-03-2023
  • Chấp nhận: 04-04-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 68 - 78
Lượt xem: 821
Lượt tải: 10
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đối với các mỏ khai thác vật liệu xây dựng thì hình thức vận tải chủ yếu sử dụng là bằng ô tô vì tính cơ động cao phù hợp với điều kiện địa hình thực tế của mỏ. Đặc điểm của công tác vận tải ở các mỏ này là khối lượng hàng vận chuyển lớn, đường có độ dốc lớn, bán kính vòng nhỏ, nên luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với người lao động làm việc tại mỏ. Bài báo trình bày phương pháp đánh giá cho điểm để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải trên các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng. Từ việc nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro sẽ lượng hóa thành bậc rủi ro để đánh giá nguy cơ mất an toàn lao động trong từng khâu cụ thể trong quy trình công nghệ vận tải trên mỏ. Việc đánh giá này dựa trên việc đánh giá riêng rẽ với các yêu tố về ước lượng hậu quả thương tật, tần suất xảy ra tai nạn lao động, khả năng ngận biết mối nguy hại. Thông qua đánh giá sẽ đưa ra bảng phân loại để người lao động có thể nắm bắt và thực hiện an toàn vệ sinh lao động theo đúng quy trình đảm bảo an toàn tránh các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không đáng có.

Trích dẫn
Đỗ Ngọc Hoàn ., Trần Quang Hiếu ., Nguyễn Đình An, và Nguyễn Anh Thơ, 2023. Nhận diện, đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 2, tr. 68-78.
Tài liệu tham khảo

Bui, X. N. (2014). Occupational safety and health in the mining industry. Natural Science and Technology Publishing House, Hanoi.

Dinh X. N. (2005). Assessment of dust pollution and respiratory disease manifestations of workers exposed to dust at some private construction stone production facilities in Ha Nam province, Summary report Subject, Institute of Occupational Medicine and Environmental Hygiene, Hanoi.

Do N. H., Le T. T. H., Nguyen A. T., Nguyen D. A., Tran Q. H., Pham V. V., Le Q. T., Phonepaserth S. (2023). Building procedures for hazard identification and operation safety risk assessment in small power construction stone material activities. Earth Science and natural resources for sustainable development (ERS), Hanoi, Vietnam.

Do T. H., Pham Q. Q. (2017). Methods of classifying the quality of occupational hygiene and environment and occupational health risks caused by factors of the working environment, Journal of Labor Protection, N1and2/2017.

Fomin S. I., Tran D. B., Do N. H. (2019). Determining the parameters of safety berms for the mining conditions of open pit mines in Vietnam, Mining Information and Analytical Bulletin, ISBN: 0236-1493, DOI: 10.25018/ 0236-1493- 2018-1-0-166-174, Russia.

Government Electronic Newspaper (2011). Rock collapse in Ha Tinh: Prosecution of quarry collapse in Nghe An. https://baochinhphu.vn/ khoi-to-vu-sap-mo-da-tai-nghe-an-10269864. Html.

Hermanus M. A. (2007). Occupational health and safety in mining - Status, new developments and concerns, The Journal of the Southern African Institute of Mining and Metalurgy, V 107, pp 531-538.

Ho S. G. (2009). Exploiting solid minerals by opencast method. Science and Technology Publishing House, Hanoi.

Masataka I. (2011). Current status of risk assessment on occupational safety and health in Japan, International Workshop on Risk Assessment, 25- 27 January in Japan, Tokyo, Japan.

Ministry of Construction - MC (2007). Quarry landslide kills many people at Ban Ve Hydropower Plant. https://moc.gov.vn/vn/ tin-tuc/1173/2166/sat-lo-mo-da-lam-thiet- mang-nhieu-nguoi-tai-cong-truong-thuy-dien- ban-ve--thu-tuong-chinh-phu-tham-hoi-va- chia-buon-toi-gia-dinh-cac-nan-nhan.aspx.

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs - MLWISA (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2023). Announcement on annual occupational accidents, Final report on the topic, Hanoi.

Nguyen A. T. (2020). Research on solutions to reduce the risk of occupational safety and health in quarries in the North Central region, PhD thesis in Engineering.

Nguyen T. L. (2019). Research and assessment of occupational safety and health risks and propose the application of an appropriate management system in stone mining and processing establishments. Project Key Program 2018/02/ TLD, Institute of Occupational Safety and Health.

People's Public Security Newspaper - PPSN (2007). Rocky mountain collapse in Ha Tinh: 8 people died and were injured. https:// cand.com.vn/Xa-hoi/Sap-nui-da-tai-Ha-Tinh-8-nguoi-chet-va-bi-thuong-i120823/.

Wanjiku M. W. (2015). Occupational health and safety hazarads associated with quarrying activities; a case of Mutonga quarry, Meru county, Kenea, Thesis for master degree at Jumo Kenyatta University of Agriculture and Technology, Kenea.

Các bài báo khác