Tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị Hf trong các đá granitogneis khối Chu Lai, khu vực địa khối Kontum và ý nghĩa địa chất

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-10-2021
  • Sửa xong: 23-01-2022
  • Chấp nhận: 21-03-2022
  • Ngày đăng: 31-08-2022
Trang: 35 - 44
Lượt xem: 3380
Lượt tải: 2220
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 222
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các đá granitogneis khối Chu Lai phân bố tương đối rộng ở khu vực phía bắc địa khối Kon Tum. Khối Chu Lai nằm về phía tây - tây nam thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Diện tích của khối khoảng 300 km2. Các đá granitogneis của khối Chu Lai chủ yếu là granitogneis hai mica có đặc điểm sáng màu, cấu tạo dạng gneis điển hình, thường có kiến trúc porphyr tàn dư. Thành phần phần trăm các khoáng vật như sau: Plaggioclas chiếm 25÷40%, felspat kali 20÷40%, thạch anh chiếm khoảng 25÷35%, biotit 5÷13%, mustcovite 0÷6%. Khoáng vật phụ thường gặp là apatit, granat, orthit, zircon. Zircon tuyển tách từ đá granitogneis khối Chu Lai, đều có dạng hạt tự hình đến bán tự hình, có dạng trụ ngắn đến trụ dài, đường kính hạt từ 100÷300 µm, tỉ lệ dài:rộng là từ 1:1÷3,1. Ảnh chụp CL của các hạt zircon tương đối sẫm màu, một số hạt có chứa nhân di sót, sẫm mầu. Zircon từ các đá granitogneis Chu Lai được xác định bằng đồng vị U-Pb trên thiết bị LA-ICP-MS. Các kết quả phân tích cho tuổi thành tạo của granitognesi khối Chu Lai là 431 triệu năm (tr.n), tương đương với giai đoạn Silur. εHf (t) có giá trị âm nằm trong khoảng từ -4,2 ÷-11,4, ngoài ra còn có mặt của các nhân zircon di sót, điển hình cho các đá loại S-granit. Tuổi mô hình giai đoạn 2 của zircon TDM2 là 1,5÷1,9 Ga, điều đó cho thấy granitogneis khối Chu Lai được thành tạo từ quá trình nóng chảy vật liệu vỏ lục địa tuổi Paleoproterozoi.

Trích dẫn
Nguyễn Hữu Trọng, Lê Tiến Dũng, Tô Xuân Bản, Phạm Thị Vân Anh, Ngô Xuân Thành, Hà Thành Như và Nguyễn Thị Ly Ly, 2022. Tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị Hf trong các đá granitogneis khối Chu Lai, khu vực địa khối Kontum và ý nghĩa địa chất, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 4, tr. 35-44.
Tài liệu tham khảo

Bùi Minh Tâm, (2008) (chủ biên). Báo cáo tiến trình hoạt động magma Việt Nam theo quan điểm kiến tạo mảng. Lưu trữ Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.

Đào Đình Thục, Huỳnh Trung, (1995). Địa chất Việt Nam. Tập II - Các thành tạo magma. Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội.

Đinh Quang Sang, (2017). Đặc điểm thạch học và tuổi đồng vị U-Pb zircon các thành tạo granitogneiss tuổi Silur sớm khu vực Chu Lai - Khâm Đức (Quảng Nam). Science and Technology Development Journal: Natural Science, 1(6): 258-272.

Corfu, F., Hanchar, J. M., Hoskin, P. W. O. and Kinny, P., (2003). Atlas of zircon textures. Reviews in Mineralogy and Geochemistry, 53(1): 469-500.

Hieu, P. T., Dung, N. T., Thuy, N. T. B., Minh, N. T. and Minh, P., (2016). U-Pb ages and Hf isotopic composition of zircon and bulk rock geochemistry of the Dai Loc granitoid complex in Kon Tum massif: Implications for early Paleozoic crustal evolution in central Vietnam. Journal of Mineralogical and Petrological Sciences, 111(5): 326-336.

Hoffet, J. H., (1935). Bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1: 500.000, No.12 tờ Đà Nẵng kèm theo thuyết minh viết theo các công trình của H. Counillon. R., Bourret and Hoffet, Pub: SGI, Hà Nội.

Hoskin, P. W. O. and Schaltegger, U., (2003). The composition of zircon and igneous and metamorphic petrogenesis. Reviews in Mineralogy and Geochemistry, 53(1): 27-62.

Hurley, P. M. and Fairbairn, H. W., (1972). Rb-sr ages in vietnam: 530 m.y. event. Bulletin of the Geological Society of America, 83(11): 3525 - 3528.

Huỳnh Trung, Nguyễn Đức Thắng, (1979). Các thành tạo xâm nhập granitoid khối Đại Lộc, Sa Huỳnh, Chu Lai. Liên Đoàn bản đồ địa chất. 111(5): 326-336.

Liu, Y., Zong, K., Kelemen, P. B. and Gao, S., (2008). Geochemistry and magmatic history of eclogites and ultramafic rocks from the Chinese continental scientific drill hole: Subduction and ultrahigh-pressure metamorphism of lower crustal cumulates. Chemical Geology, 247(1): 133-153.

Liu, Y., Gao, Shan., Hu, Zhaochu., Gao, Changgui., Zong, Keqing., Wang, Dongbing l., (2010). Continental and Oceanic Crust Recycling-induced Melt-Peridotite Interactions in the Trans-North China Orogen: U-Pb Dating, Hf Isotopes and Trace Elements in Zircons from Mantle Xenoliths. Journal of Petrology. 51(1-2), 537-571.

Metcalfe, I., (2002). Permian tectonic framework and palaeogeography of SE Asia. Journal of Asian Earth Sciences, 20(6): 551-566.

Metcalfe, I., (2013). Gondwana dispersion and Asian accretion: Tectonic and palaogeographic evolution of eastern Tethys. Journal of Asian Earth Sciences, 66: 1-33.

Minh Nguyen Trung , Nguyen Thi Dung, Doan Dinh Hung, Pham Minh, Yongjae Yu, Pham Trung Hieu., (2020). Zircon U-Pb ages, geochemistry and isotopic characteristics of the Chu Lai granitic pluton in the Kontum massif, central Vietnam. Mineralogy and Petrology (114): 289-303.

Nagy E. A, Maluski H, Lepvier C, Schärer U, Phan Truong Thi, Leloup A, Vu Van Tich., (2001). Geodynamic significance of the Kontum Massif in Centra Vietnam: composite 40Ar/39Ar and U-Pb ages from Paleozoic to Trias. Geology (109): 755-770.

Nguyễn Hữu Trọng, Lê Tiến Dũng, Phạm Trung Hiếu., (2018). Tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị Hf trong andesit khu vực đèo Rù Rì - Nha Trang và ý nghĩa địa chất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 60(3).

Trần Ngọc Nam, (2004). Tuổi đồng vị U-Pb của zircon 436 triệu năm trong phức hệ Sông Re ở Địa khối Kon Tum và ý nghĩa của nó. Tạp chí Địa chất.

Tran, H., Zaw, K., Halpin, J. A., Manaka, T., Meffre, S., Lai, C. K., Lee, Y., Le, H. V., Dinh, S., (2014). The Tam Ky - Phuoc Son shear zone in Central Vietnam: tectonic and metallogenic implications. Gondwana Res, 26(1): 144-164.

Trịnh Thế Lực, Trần Thanh Hải, Nguyễn Hữu Hiệp và Carter, A., (2019). Phát hiện mới về tuổi tuyệt đối của đá granodiorite phức hệ Chu Lai thuộc vùng Đông Bắc Quảng Ngãi. Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 60(1): 7-14.

Trong Nguyen Huu; Keqing Zong, Yongsheng Liu, Yu Yuan, Pham Trung Hieu, Le Tien Dung, Phạm Minh, (2021). Early Paleozoic Arc Magmatism and Accretionary Orogenesis in the Indochina Block, Southeast Asia. Jounal of Geology, 1(129): 33-48.

Wei Jiang, Jin Hai Yu, Xiaolei Wang, W.L. Griffin, Trung Hieu Pham, DinhLuyen Nguyen, Fangqian Wang, (2020). Early Paleozoic magmatism in northern Kontum Massif, Central Vietnam: Insights into tectonic evolution of the eastern Indochina Block. Lithos. 376-377.

Các bài báo khác